Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 5, 2024

Scroll to top

Top

Review ngành Báo chí: Khó khăn nhưng đầy vinh quang 

 Ngành Báo chí ngành càng được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học, đặc biệt là những bạn có sở thích viết lách, tìm tòi, chia sẻ các câu chuyện thú vị với mọi người xung quanh. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ ngành Báo chí là gì? Học ở đâu? Và sau này cụ thể sẽ làm công việc gì? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết các câu hỏi này nhé!

Nghề Báo chí khó khăn nhưng vinh quang

1. Ngành Báo chí là gì?

Hiểu một cách cơ bản, báo chí là các sản phẩm thông tin bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh để cung cấp thông tin cho mọi người về các sự kiện và vấn đề trong xã hội. Các sản phẩm thông tin này được truyền dẫn tới công chúng thông qua các loại hình như báo giấy, báo hình, báo nói, báo điện tử, các chương trình thời sự, tạp chí hay blog.

Ngành Báo chí là ngành đào tạo ra những “nhà báo tương lai” với đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cũng như thái độ cần thiết để có thể hành nghề báo. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo đầy đủ về trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo để có thể làm việc trong ngành báo.

2. Học ngành Báo chí ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm ngành Báo chí là rất lớn, không lo thất nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Báo chí, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập khá cao. Bạn có thể làm việc tại các tòa soạn, cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông, đài truyền hình, đài tiếng nói, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí như:

-Phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết báo.

-Phóng viên thường trú tại các tỉnh, địa phương trong nước hoặc nước ngoài.

-Biên tập viên các chuyên mục như: du lịch, giải trí, pháp luật, văn hóa và xã hội, kinh tế,… là người biên tập bài viết từ thông tin của phóng viên và cộng tác viên cung cấp.

-Biên tập viên truyền thông phụ trách đăng bài lên các website, biên tập các bài viết hoặc lên kịch bản cho quay phim.

-Chuyên viên viết bài đăng tải website, blog, fanpage cho các công ty, doanh nghiệp, hoặc viết bài đăng báo, tạp chí.

-Làm người dẫn chương trình.

-Làm đạo diễn phim hoặc các chương trình truyền hình.

-Làm công việc giảng dạy về ngành Báo chí tại các trường đại học, cao đẳng hoặc tại các doanh nghiệp.

3. Mức lương của ngành Báo chí là bao nhiêu?

Mức lương của ngành này sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn làm hoặc cơ quan bạn công tác. Nếu bạn làm việc tại các tòa soạn lâu năm hay các đài truyền hình lớn hoặc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức lương chắc chắn rất hấp dẫn. 

Mức lương trung bình của nghề báo là khoảng 9 triệu đồng/tháng. Sau khoảng 2-3 năm công tác trong nghề và đã có nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. Với thị trường nước ngoài, thu nhập của những bạn sinh viên mới ra trường có thể lên đến 36,000 USD/ năm (tương đương khoảng 830 triệu đồng) và người có kinh nghiệm hoặc làm ở các vị trí quản lý thậm chí lên đến 90,000 USD/ năm. Con số này có thể nhiều hơn nữa tùy vào năng lực và khả năng nắm bắt cơ hội của mỗi người.

Ngoài ra, ngay từ thời sinh viên bạn cũng có thể kiếm được một mức thu nhập không nhỏ từ việc làm cộng tác viên viết bài cho các tòa soạn, website, fanpage, bài PR sản phẩm cho các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,…

4. Những tố chất cần có để theo học ngành Báo chí

Ở bất cứ ngành nghề nào, người học cũng cần có một số tố chất để có thể theo đuổi được nghề và làm việc tốt được, và ngành Báo chí cũng không ngoại lệ. Vậy để học được ngành Báo chí, người học cần có tố chất gì?

-Thứ nhất, bạn cần có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, cả nói và viết. Việc thành thạo các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc. Bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc làm phóng viên thường trú tại nước ngoài với mức thu nhập rất hấp dẫn.

-Thứ hai, bạn cần có khả năng phát hiện thông tin tốt. Việc nhạy bén với thông tin sẽ giúp bạn có những thông tin “đắt giá” và con đường thăng tiến trong nghề cũng từ đó mà thuận lợi hơn rất nhiều.

-Thứ ba, bạn cần có khả năng truyền tin tốt. Phát hiện được thông tin thôi chưa đủ. Bạn cũng cần làm cho thông tin đó trở nên hấp dẫn và hữu ích để công chúng đón nhận.

-Thứ tư, bạn cần có khả năng thích ứng tốt trong nhiều hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau. Bởi vì đến với nghề báo là đến với việc bôn ba khắp chốn, nếu bạn không có khả năng thích ứng với môi trường mới thì rất dễ chán nản và không hoàn thành tốt công việc được.

-Thứ năm, bạn cần có lập trường tư tưởng vô cùng vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt để có thể công tâm khi đưa thông tin đến công chúng, không dễ dàng bị mua chuộc bởi tiền bạc và quyền lực để đưa thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến xã hội.

-Thứ sáu, bạn cần có một sức khỏe tốt để sẵn sàng chiến đấu với những chuyến công tác xa, không làm việc đúng giờ giấc, thức đêm, thậm chí không có ngày nghỉ. 

5. Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Báo chí ở Việt Nam hiện nay

Lượng thí sinh đăng ký ngành Báo chí ngày càng tăng cao, và để đáp ứng nhu cầu này, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học và cao đẳng mở đào tạo ngành Báo chí. Từ Bắc vào Nam đều có rất nhiều trường cho bạn lựa chọn. Dưới đây là danh sách các trường đại học có chất lượng đào tạo ngành này được đánh giá rất cao, các bạn có thể tham khảo nhé! 

STT Các trường miền Bắc
1 Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
2 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
3 Đại Học Văn Hóa Hà Nội
4 Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên
Các trường miền Trung
1 Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
2 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
Các trường miền Nam
1 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Mặc dù nghề báo là một nghề đầy khó khăn và khắc nghiệt nhưng rất vinh quang bởi “quả ngọt” của nghề báo rất khác biệt, không phải nghề nào cũng có được. Hy vọng bài viết “Review ngành Báo chí: Khó khăn nhưng đầy vinh quang” đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Báo chí và sẽ có những kế hoạch phát triển bản thân để theo đuổi ngành này nhé!

Dịch vụ tư vấn chọn ngành – chọn trường VIP 1:1

Cuối cùng, bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết chọn ngành nghề gì cho phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho huongnghiep tại buổi tư vấn cùng chuyên gia để có những định hướng đúng đắn nhất tại đây nhé: https://bit.ly/tuvan11_cgvukhacngoc_huongt5.

Tin tức mới nhất