Chuyên ngành Cơ khí – Chế tạo máy - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Review ngành Cơ khí – Chế tạo máy Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Học gì? Ra trường làm ở đâu?
Cơ khí – Chế tạo máy là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực vô cùng cao ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy khoa Cơ khí – Chế tạo máy của Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. Vậy bạn đã hiểu gì về ngành này chưa? Học gì? Ra làm ở đâu? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngành Cơ khí – Chế tạo máy là gì?
Cơ khí chế tạo máy là ngành nghiên cứu chế tạo ra các loại thiết bị sản xuất, máy móc để phục vụ nhu cầu sản xuất và các nhu cầu khác của đời sống hiện đại. Đây là một lĩnh vực đặc thù và đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như trái tim của quá trình công nghiệp hóa.
Theo học ngành Cơ khí – chế tạo máy, bạn sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành như: Công nghệ chế tạo máy, Dung sai lắp ghép, Kỹ thuật đo lường, Vật liệu cơ khí, Sức bền vật liệu, Máy công vụ, Công nghệ CNC,…và các môn học như tin học, ngoại ngữ, toán,… để hỗ trợ cho khả năng phát triển tư duy, kỹ năng tính toán. Nhờ đó bạn có thể đảm nhận việc thiết kế thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dụng hoặc lập trình quy chế lắp đặt, gia công và chế tạo máy móc.
2. Ngành Cơ khí – Chế tạo máy của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Chương trình đào tạo ngành Cơ khí – Chế tạo máy của Đại học Bách Khoa Hà Nội là chương trình được liên kết với khoa Cơ khí của trường Đại Học Griffith của Úc.
Đại học Griffith nằm trong top 10 trường Đại học hàng đầu của Úc và top 300 của thế giới. Sinh viên của trường cũng luôn được đánh giá là năng động và đa văn hóa bậc nhất của xứ sở Chuột túi. Ngoài nền tảng lý thuyết vững chắc trường còn chú trọng các hoạt động thực hành bám sát thực tế, đảm bảo sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Khung chương trình đào tạo ngành Cơ khí – Chế tạo máy về cơ bản là giống với chương trình đào tạo của Đại học Griffith. Đối với hệ cử nhân, bạn sẽ có cơ hội học chuyển tiếp ở Giai đoạn 2 theo mô hình 3+2 để lấy bằng Cử nhân cơ khí của trường Griffith. Với hệ kỹ sư, bạn sẽ học 5 năm tại ĐHBK HN với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhờ đó mà khi ra trường bạn đã có đủ kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ và dễ dàng xin VISA làm việc lâu dài tại Úc.
Nội dung đào tạo:
Vì là chương trình liên kết quốc tế nên học phí của ngành cũng khá cao. Khi học tại Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 50-60 triệu đồng/năm. Nếu học chuyển tiếp tại Úc, học phí là AU$ 32.200/ năm, thêm phí sinh hoạt khoảng AU$ 18.000/ năm. Sinh viên chuyển tiếp có thể apply học bổng với trị giá đến AU$7.000.
Đừng nhìn con số mà nghĩ là học phí đắt nhé, dù cao một chút nhưng những gì bạn nhận được từ chương trình đào tạo thì không hề đắt chút nào đâu. Một số ưu thế khi theo học ngành này:
– Được đào tạo bởi chương trình thống nhất giữa ĐHBK HN với Đại học Griffith, giảng viên và chuyên gia nước ngoài có trình độ chuyên môn cao
– Được tham gia học thực tại các Xưởng, Nhà máy hiện đại với kiến thức thực hành phong phú
– Toàn bộ các học phần tại ĐHBK HN đều được công nhận khi học chuyển tiếp
– Được chuyển tiếp từ năm thứ 3 để nhận bằng cử nhân do Đại Học Griffith cấp
– Có cơ hội nhận học bổng trị giá 7.000 AU$ và nhiều học bổng từ các Công ty và Chính phủ Úc
– Bằng Bachelor chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy của Đại học Griffith được hiệp hội Kỹ sư Úc công nhận
– Có thể xin VISA làm việc lâu dài tại Úc sau 2 năm tốt nghiệp
– Được tham gia thực hành tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm đo lường; viện thiết kế, chuyển giao công nghệ thuộc các cơ quan Nhà nước; các nhà máy cơ khí như Viettel, Kim khí Thăng Long, Phụ tùng ô tô số 1; các doanh nghiệp như Canon, Toyota, Samsung,…
– Vì nhu cầu xã hội của ngành Cơ khí – Chế tạo máy đang rất hot nên 100% sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.
3. Điểm chuẩn ngành Cơ khí – Chế tạo máy Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đánh giá tư duy Điểm TN THPT HỢP TÁC VỚI ĐH GRIFFITH (ÚC) HỢP TÁC VỚI ĐH GRIFFITH (ÚC) Hợp tác với ĐH Griffith (Úc); Điểm thi TN THPTTrường Chuyên ngành Ngành 2023 2022 2021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Cơ khí – Chế tạo máy
Cơ khí - Chế tạo máy
52.45 23.32 23.36 14 23.88 Ghi chú
Hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia)
hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia)
TN THPT
4. Học ngành Cơ khí – Chế tạo máy ra trường làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học Cơ khí – Chế tạo máy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn đã có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để tự tin đi tìm việc làm. Thực tế sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn được chào đón nhiệt tình.
Một trong số vị trí thường được sinh viên lựa chọn đó là làm việc ở nhà máy sản xuất trong nước và quốc tế. Tại đó bạn có thể làm kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ sản xuất; Kiểm tra bản thiết kế, thực hiện gia công chi tiết, gia công dây chuyền sản xuất, máy móc; Kỹ sư khai thác và bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí.
Đối với những bạn yêu thích nghiên cứu và giảng dạy có thể chọn làm việc tại các viện nghiên cứu, phòng phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp, hoặc tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng với chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy.
Cơ hội đặc biệt dành cho các sinh viên Cơ khí – Chế tạo máy của Đại học Bách Khoa Hà nội đó là làm việc trực tiếp tại Úc với nhiều cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn. Thực tế bạn có thể xin VISA làm việc tối thiểu 2 năm tại Úc nhé.
Ngành Cơ khí – Chế tạo máy đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Nếu bạn yêu thích cơ khí chế tạo và muốn có tương lai rộng mở thì đây chính là một lựa chọn sáng suốt đấy!