Chuyên ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Review ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT): Học để làm giàu cho đất nước
Hiện nay, dầu khí là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Theo dự đoán, ngành dầu khí sẽ tăng trưởng rất nhanh trong tương lai và rất cần nguồn nhân lực lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Bởi vậy, ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu đang rất được các bạn học sinh và các bậc bậc phụ huynh cùng quan tâm. Bài viết sau, HOCMAI.VN xin cung cấp một số thông tin bao quát về ngành này.
Mục lục
1. Tìm hiểu tổng quan ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu
Công nghệ dầu khí và khai thác dầu có tên gọi tiếng Anh là Petroleum Engineering. Đây là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh về học vấn, sức khỏe, chính trị, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp dầu khí hiện đại. Sinh viên chuyên ngành này sẽ nắm được các kiến thức về: nghiên cứu và sáng tạo khoa học, khâu thi công sản xuất, thiết kế, quản lý sản xuất… trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Các kỹ năng như: tìm kiếm thăm dò, khoan khai thác tại hiện trường, xử lý và thực hành công tác thí nghiệm, kỹ năng đo vẽ bản đồ, đánh giá, phân tích, tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí…
2. Đào tạo ngành ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Hiện tại, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu chỉ duy nhất 01 trong nước. Đối với ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu tại DUT chỉ xét tuyển theo 2 tổ hợp: A00, A01 và chỉ tuyển 45 chỉ tiêu mỗi năm. Chương trình đào tạo được DUT thiết kế theo chương trình chuẩn. Trong đó, có hai hình thức đào tạo: Đào tạo kỹ sư học trong 5 năm với 180 tín chỉ; Đào tạo cử nhân học trong 4 năm với 130 tín chỉ.
Tham gia đào tạo chuyên ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu tại DUT, sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kỹ thuật khoan, quản lý mỏ, khai thác. Từ các kiến thức chuyên ngành, tính chất của ngành học, các bạn sẽ rèn luyện được ý thức đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật để thăm dò, tìm kiếm, và khai thác dầu khí sao cho phù hợp với bối cảnh phát triển của kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Bằng các kiến thức, kỹ năng đó, sinh viên DUT có thể tiếp cận, thích nghi vào môi trường doanh nghiệp, nghiên cứu sau khi ra trường một cách nhanh chóng.
Công nghiệp dầu khí và khai thác dầu là một ngành mới, được đào tạo duy nhất tại DUT, cho nên sinh viên đào tạo chuyên ngành có rất nhiều ưu đãi và cơ hội tham gia các chương trình giao lưu quốc tế, được cấp nhận các học bổng đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Ngày 9/12/2020, DUT vinh dự trao tặng học bổng do Công ty Honeywell UOP (Hoa kỳ) cấp học bổng UOP 2021 cho 5 sinh viên chuyên ngành Công nghệ Dầu khí và Khai thác dầu. Cùng ngày, cả 5 bạn đã có cơ hội được nói chuyện và phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia của Honeywell UOP tại Việt nam, Hoa Kỳ và Thái Lan. Trong đó một sinh viên đã được chọn để đề cử tham gia vào chương trình thực tập mùa hè 2021 tại TT nghiên cứu của UOP Research Center tại Des Plain, Mỹ.
3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2024 | 2023 | 2022 | 2021 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng | Công nghệ dầu khí và khai thác dầu | Công nghệ dầu khí và khai thác dầu | 0 | 0 | 0 | 636 | 26.15 | 21.75 | 26.11 | 729 | 20.8 | 716 | 23 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Học bạ | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm
Trong đời sống hàng ngày, ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu đóng vai trò quan trọng. Ngành này góp phần thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia, khu vực khai thác dầu khí, và mở ra các cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường vô cùng rộng mở.
Các Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ dầu khí và khai thác dầu tại DUT sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí:
– Chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực dầu khí tại các viện nghiên cứu như: Viện Công nghệ hóa, Viện Hóa học công nghiệp, phòng thí nghiệm, nghiên cứu của trường đại học, hoặc tại công ty, tập đoàn dầu khí trong và ngoài nước. Một số tập đoàn dầu khí nổi tiếng trong nước: Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công Ty Thăm Dò Và Khai Thác Dầu Khí, Công Ty TNHH MTV Địa Vật Lý Giếng Khoan Dầu Khí, Công Ty Cổ Phần Xăng Dầu Dầu Khí Vũng Tàu,…
– Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực kỹ thuật, dầu khí. Tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành liên quan lĩnh vực dầu khí.
– Nhà nghiên cứu khoa học: Thiết kế, tư vấn và triển khai công trình khai thác dầu khí.
– Nhân viên tư vấn đầu tư: Nghiên cứu, phân tích và nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho các nhà đầu tư.
– Kỹ sư, kỹ thuật viên thực hành tại các công ty sản xuất khoáng sản: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý sự cố phát sinh ở các giếng khai thác. Các bạn có thể làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển như: giàn công nghệ trung tâm, giàn khai thác, tàu chứa dầu.
Hy vọng các bạn đã có thể hiểu được một số khía cạnh của chuyên ngành này thông qua bài viết. Chúc các bạn có một kỳ thi thuận lợi.