Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 13, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Review Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình Đại học Xây Dựng Hà Nội (NUCE): Ngành học mở ra nhiều cơ hội!

Nếu kiến trúc sư tạo nên hình dáng, công năng và mỹ quan, kỹ sư kết cấu tạo nên sự vững chãi của công trình thì kỹ sư Hệ thống kỹ thuật trong công trình sẽ tạo nên môi trường sống và làm việc tiện nghi, trong lành và an toàn trong các tòa nhà. Bạn có thắc mắc những kỹ sư này học gì không? Đó chính là chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình mà Đại học Xây Dựng có đào tạo đấy!

Các hệ thống kỹ thuật trong công trình

1. Chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình là gì?

Hệ thống kỹ thuật trong công trình bao gồm các hệ thống thông gió, điều hoà không khí, chiếu sáng, cấp thoát nước, cấp điện, phòng cháy chữa cháy, thang máy và quản lý tòa nhà. Các hệ thống này khi vận hành sẽ tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, chính vì vậy, kỹ sư Hệ thống kỹ thuật trong công trình cần áp dụng hài hòa các giải pháp thiết kế thụ động và để tối ưu hóa sao cho năng lượng tiêu thụ là ít nhất mà vẫn đảm bảo mục tiêu tiện nghi và an toàn cho công trình.

2. Chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình của Đại học Xây Dựng có gì?

Trong những năm gần đây, kỹ thuật xây dựng công trình không ngừng phát triển, vì vậy chất lượng nhân lực trong lĩnh vực này đòi hỏi càng phải nâng cao. Để đáp ứng các yêu cầu trên, chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình của Đại học Xây Dựng đang thực hiện đổi mới đào tạo theo định hướng CDIO để tạo ra những kỹ sư có trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề vững vàng, thái độ làm việc tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Đây là một ngành có truyền thống đào tạo lâu đời của NUCE. Theo học ngành này, bạn sẽ trở thành kỹ sư có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc để tham gia giám sát, thiết kế, thi công, xây lắp, vận hành các hệ thống kỹ thuật trong công trình. Từ đó đảm bảo điều kiện sống và làm việc tiện nghi, an toàn, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nội dung đào tạo:

Chương trình đào tạo của chuyên ngành có tích hợp giữa cơ điện và kiến trúc và kết cấu công trình, luôn cập nhật các kiến thức và công nghệ mới, đan xen lý thuyết và thực tập tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên ra trường có thể thích ứng nhanh với công nghệ mới và làm việc hiệu quả trong môi trường thực tế.

Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội học lên các bậc cao hơn tại những trường đại học nổi tiếng tại Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Anh,…

Sinh viên chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng tự học tập, nghiên cứu và các kỹ năng mềm khác.

Sinh viên NUCE đi thực tế tại doanh nghiệp

Một điểm hấp dẫn khác khi học chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình là bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nhận được các suất học bổng giá trị từ các doanh nghiệp lớn như: Mitsubishi Electric, Daikin, Panasonic, DuctSox, Mitsubishi Heavy, LG,…

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình Đại học Xây Dựng

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Xây Dựng Hà Nội Hệ thống kỹ thuật trong công trình Kỹ thuật xây dựng 25.132050201422.25
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Đánh giá tư duy

Điểm thi TN THPT (chuyên ngành hệ thống KT trong công trình)

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình luôn được các doanh nghiệp chào đón với mức lương khởi điểm hấp dẫn. Các vị trí bạn có thể làm là:

 Các doanh nghiệp, tập đoàn về bất động sản như: Sungroup, Vingroup,..

– Những công ty tư vấn thiết kế về lĩnh vực cơ điện công trình  như: SDC, VNCC của Việt Nam; Wim Boydens của Bỉ; PTA của Úc, Kume Design Asia, Taikisha của Nhật,…;

 Những tập đoàn chuyên phân phối, sản xuất các thiết bị cơ điện lớn như: Mitsubishi, Daikin, LG, Panasonic,…

 Các doanh nghiệp thi công, giám sát, lắp đặt các hệ thống cơ điện công trình như: Bousai Kikaku, Nitox của Nhật Bản; REE, Sigma, Lilama, Hawea của Việt Nam,…

 Làm việc ở những cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Sở Xây Dựng, Sở tài nguyên và Môi trường,…

 Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học liên quan đến Kỹ thuật xây dựng.

Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình của đại học Xây Dựng rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn ngành học. Chúc các bạn thành công!

Tin tức mới nhất