Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 19, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật - Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Review ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Ngành mới “toanh” có nhu cầu nhân lực cao, tỷ lệ cạnh tranh thấp

Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là một ngành học mới của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội dành riêng cho đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt. Vậy ngành học này có gì đặc biệt? Bạn sẽ được học gì? Cơ hội việc làm cho bạn ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là một ngành học mới rất khan hiếm nhân lực

1. Giới thiệu ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật 

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thuộc khoa Giáo dục đặc biệt của Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngành học này mới chỉ được chính thức đưa vào chương trình đào tạo chính quy và thực hiện tuyển sinh từ năm 2020. Có thể nói, HNUE là ngôi trường tiên phong trong đào tạo ngành học đặc biệt này. 

Do đó, sinh viên sẽ có những lợi thế riêng như được ưu tiên xét tuyển với đầu vào phù hợp với nhiều bạn học sinh, tỷ lệ chọi đầu vào và đầu ra thấp, cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành hỗ trợ những đối tượng đặc biệt nên khó khăn và thử thách trong quá trình học và làm việc làm điều không thể tránh khỏi. Bạn cần có sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó trong mọi hoàn cảnh để có thể theo được nghề này lâu dài. 

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đóng rất nhiều vai trò trong việc kết nối cộng đồng với người khuyết tật; các trường, lớp hòa nhập và gia đình người khuyết tật với nhau. 

Với trẻ khuyết tật và người khuyết tật các bạn sẽ là người kết nối, hỗ trợ trực tiếp việc học tập của trẻ khuyết tật tại nhà, tại trường học, tại các cơ sở giáo dục… Cũng như tham gia, thực hiện các hoạt động cộng đồng và xã hội, đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng các quyền lợi từ các chính sách, hỗ trợ của nhà nước, tổ chức và được đồng cảm,  yêu thương, được đối xử công bằng, được sống độc lập.

Vai trò của bạn khi làm công tác chuyên môn trong trường, lớp hòa nhập là người tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên nắm bắt tình hình của từng học sinh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp cho học sinh khuyết tật, đảm bảo chất lượng dạy học, thúc đẩy, hướng dẫn giáo viên và nhà trường thực hiện các công tác giáo dục, các chức năng hòa nhập tạo môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất cho người khuyết tật.

Hơn nữa, các bạn cũng là người tư vấn, hỗ trợ gia đình của trẻ khuyết tật và cộng đồng tìm kiếm các cơ sở giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi xã hội, việc làm cho những đối tượng này. Kết nối, tuyên truyền đẻ những người khuyết tật tiếp cận và hưởng các chính sách, các hỗ trợ đúng và đủ.

Có thể nói, ngành học này có ý nghĩa nhân văn rất lớn đối với người khuyết tật và xã hội. Một ngành nghề mà các bạn sẽ được học tập, rèn luyện giúp người học có đầy đủ những yếu tố  Tâm – Tình – Trí – Đức để có thể tận tâm tận lực trong công việc cao quý mà cũng nhiều khó khăn này. Tuy nhiên, những điều các bạn nhận lại cũng rất xứng đáng khi được xã hội, bạn bè, người thân coi trọng, cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập ổn định…

2. Chương trình đào tạo

Ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chuyên nghiệp của Đại học Sư phạm Hà Nội có thời gian đào tạo hệ cử nhân đại học là 4 năm. Sinh viên sẽ trải qua chương trình đào tạo gồm 135 tín chỉ tương đương với gần 4000 tiết học giảng dạy. Bên cạnh đó, sinh viên có thể đăng ký học song ngành để có cơ hội nhân cùng lúc 2 bằng đại học của trường đào tạo. 

Theo đó, khung chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức cơ bản của ngành và chuyên ngành có nội dung giảng dạy đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của công việc và xã hội. Với các học phần đặc thù nổi bật của chuyên ngành như Xây dựng môi trường giáo dục, Lập kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Giao tiếp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Giao tiếp thay thế và tăng cường, Phát triển chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và an toàn người khuyết tật, Chính sách đối với người khuyết tật, Chữ nổi Braille và định hướng di chuyển, ngôn ngữ ký hiệu thực hành, hỗ trợ phát triển giác quan và thể chất cho người khuyết tật,  phát triển cộng đồng trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật…

Sinh viên sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện chuyên nghiệp, thừa hưởng những nền giáo dục tiên tiến dưới sự hướng dẫn của đội ngũ các giảng viên là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ  có chuyên môn nghiệp vụ cao và vô cùng tâm huyết với nghề, thân thiện với sinh viên. Chương trình học có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành nên các bạn được đào tạo, rèn luyện một cách bài bản về nghiệp vụ chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục dành riêng cho đối tượng khuyết tật. 

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề, thân thiện với sinh viên

Đây là nhóm ngành ngoài sư phạm nên các bạn sinh viên theo học sẽ không được hỗ trợ về học phí. Tuy nhiên, khoa Giáo dục đặc biệt luôn có những suất học bổng hấp dẫn dành cho các bạn có thành tích học tập và rèn luyện tốt cũng như hỗ trợ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường. 

Khoa Giáo dục đặc biệt cũng luôn tạo điều kiện, hỗ trợ sinh viên trong việc liên kết với các tổ chức giáo dục về cộng đồng người khuyết tật. Nhiều sinh viên năm của ngành hiện đang làm việc trong các tổ chức NGO, hoạt động xã hội. Đồng thời, các bạn cũng có nhiều cơ hội tham gia các khóa bồi dưỡng/tập huấn của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong ngành ở trong nước theo các hình thức Online và Offline giúp bạn cập nhật và nâng cao kiến thức để áp dụng vào thực tiễn tốt nhất. 

3. Điểm chuẩn ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật 

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Sư Phạm Hà Nội Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật 22.2521.4516.0516.8516.7517.7568.951718.8
Ghi chú

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 4

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 1

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 5

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 5

Văn, Sử, Địa
Học bạ

Điểm thi TN THPT (TTNV <=6).

Điểm thi TN THPT (TTNV <=2).

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường 

Cơ hội việc làm rất rộng mở với sinh viên mới ra trường, khi mà số lượng nhân viên Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật vẫn còn khan hiếm chưa đáp ứng đủ với nhu cầu ngày càng tăng cao. Điều này, tạo ra ưu thế rất lớn cho các bạn trẻ biết nắm bắt thời cơ. 

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc trong các trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có học sinh là người khuyết tật theo học, các trung tâm giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

– Cán bộ nghiên cứu  các cơ sở nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu…

– Nhân viên trong các tổ chức xã hội của chính phủ và phi chính phủ như NGO, UNICEF…

– Mức lương khởi điểm dành cho các bạn sinh viên mới ra trường của ngành nghề này dao động từ 6,5 – 8 triệu/ tháng. Mức thu nhập được đánh giá ổn và khá cao cho bạn mới ra trường.

Qua bài review trên thì có thể thấy rằng ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là một ngành nghề có nhiều tiềm năng để sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tương lai. Ngành học được đánh giá có tính trải nghiệm cao, mang tính nhân văn cao, sinh viên năng động. Sau khi tham khảo những thông trong bài viết bạn đã đưa ra được quyết định phù hợp với bản thân rồi đúng không nào? Chúc các bạn thành công với lựa chọn của riêng mình!

Tin tức mới nhất