Chuyên ngành Khoa học máy tính - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Review ngành Khoa học máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Ngành cạnh tranh “sứt đầu mẻ trán”!
Ngành Khoa học máy tính tại Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn là mục tiêu của rất rất rất nhiều các bạn học sinh với mức điểm chuẩn cao ngất. Vậy ngành này có gì mà khiến nhiều người mê mẩn đến vậy. Hãy cùng Hocmai.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Ngành Khoa học máy tính là gì?
- 2. Ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?
- 3. Một số chương trình đào tạo khác của ngành Khoa học máy tính
- 4. Điểm chuẩn ngành Khoa học Máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội
- 5. Cơ hội việc làm cho sinh viên Khoa học máy tính
- 6. Một số sinh viên ưu tú của khoa:
1. Ngành Khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (Tên tiếng anh là Computer Science) nghiên cứu về các lĩnh vực của máy tính như toán rời rạc, cấu trúc dữ liệu, giải thuật, lập trình, kỹ thuật phần mềm, cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… Theo học ngành này, bạn sẽ có khả năng làm chủ tất các các giai đoạn phát triển của một chương trình, một phần mềm, một hệ thống thông tin xử lý những vấn đề phát sinh trong đời sống.
Nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa Kỹ thuật máy tính và Khoa học máy tính vì đều là học về lập trình. Nhưng hai ngành này hoàn toàn khác nhau nhé. Kỹ thuật máy tính sẽ nghiên cứu về phần cứng, phần mềm trong đó nhấn mạnh vào việc phát triển các hệ thống để tích hợp phần mềm và phần cứng lại với nhau. Trong khi đó, Khoa học máy tính sẽ đào sâu nghiên cứu về phần mềm và hệ thống thông tin.
2. Ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?
Khoa học máy tính được cho là ngành đào tạo truyền thống có uy tín lâu năm và có cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhất trong khối ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tùy vào định hướng mà bạn có thể chọn các khối kiến thức chuyên sâu về:
– Công nghệ phần mềm: học về quy trình, kỹ thuật, các phương pháp và công vụ để phát triển phần mềm và quản lý các dự án phần mềm
– Hệ thống thông tin: học về kỹ thuật, công nghệ, các phương pháp để thu thập, xử lý, lưu trữ và phát triển tri thức để phát triển, thiết kế, vận hành, đánh giá và bảo trì các hệ thống thông tin.
Nội dung chương trình học:
Sinh viên ngành Khoa học Máy tính có thể lựa chọn:
– Hệ đào tạo cử nhân học 4 năm theo 2 định hướng: Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin
– Hệ đào tạo Kỹ sư học 5 năm theo 2 định hướng: Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin
– Hệ đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ học 5,5 năm theo 3 định hướng: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Khoa học dữ liệu.
Học phí trung bình hàng năm sẽ rơi vào 22/28 triệu đồng. Đây là mức học phí không hề cao đối với khối ngành Công nghệ thông tin. Hơn nữa khi theo học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội bạn sẽ có cơ hội:
– Nhận được rất nhiều học bổng và hỗ trợ tài chính của trường và của các đối tác
– Với bạn có khả năng giảng dạy và nghiên cứu, có thể tham gia làm trợ giảng, trợ lý nghiên cứu với mức lương đến 4 triệu/tháng. Ngoài lương “tiền tươi thóc thật”, bạn còn nhận được giấy chứng nhận, đây là điểm cộng cực lớn khi đi xin học bổng du học đấy nhé
– Nhiều cơ hội tham gia chương trình nghiên cứu, trao đổi học tập, học chuyển tiếp tại các trường đối tác nổi tiếng của Đức, Singapore, Nhật Bản, Thụy Điển,…
– Được thực tập ngay khi còn đang trên ghế nhà trường tại các doanh nghiệp đối tác. Đây là cơ hội rất lớn để bạn có kiến thức và kinh nghiệm thực tế đấy.
3. Một số chương trình đào tạo khác của ngành Khoa học máy tính
Ngoài hệ đào tạo chuẩn, các bạn có thể chọn theo học hệ tài năng Khoa học Máy tính và chương trình liên kết với Đại học Troy (Hoa Kỳ). Cụ thể:
Khoa học máy tính – Đại học Troy
Là chương trình đào tạo liên kết giữa Đại học Troy và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngôn ngữ học bằng tiếng Anh, tuy nhiên các học phần khoa học xã hội theo quy định của Bộ GD & ĐT Việt Nam thì vẫn học bằng tiếng Việt nhé. Theo học chương trình này, bạn sẽ có cơ hội học tập với các giảng viên hàng đầu của Hoa Kỳ và Việt Nam. Khi hoàn thành 36 tín chỉ với GPA trung bình 2.5 bạn sẽ được chuyển tiếp sang học tại các trường hàng đầu của Mỹ.
Hệ Tài năng Khoa học máy tính
Đây là chương trình thiết kế danh riêng cho những sinh viên ưu tú nhất của trường, nhằm mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Với hệ đào tạo này, bạn sẽ được tham gia nghiên cứu từ rất sớm để năng cao năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục vụ cho doanh nghiệp. Một số đặc điểm của hệ Tài năng Khoa học máy tính:
– Là chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ. Sau khi hoàn thành chương trình học 4 năm, bạn có thể tốt nghiệp luôn để đi làm hoặc chọn học tiếp lấy bằng thạc sĩ.
– Hàng năm có rất nhiều sinh viên được tài trợ kinh phí tham gia chương trình trao đổi văn hóa EBA với các nước ASEAN và Nhật Bản
– Có cơ hội chuyển tiếp 3+ 2 với Đại học Aizu của Nhật
– Nhiều cơ hội tham gia trao đổi với các trường của Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
4. Điểm chuẩn ngành Khoa học Máy tính Đại học Bách Khoa Hà Nội
HỢP TÁC VỚI ĐH TROY – HOA KỲ HỢP TÁC VỚI ĐH TROY – HOA KỲ Khoa học máy tính; Điểm thi TN THPT Điểm thi TN THPTTrường Chuyên ngành Ngành 2022 2021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Khoa học máy tính
Khoa học máy tính
25.15 22.25 14.02 28.43 25.5 Ghi chú
5. Cơ hội việc làm cho sinh viên Khoa học máy tính
100% sinh viên Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương khởi điểm hấp dẫn, trung bình 15-20 triệu đồng/ tháng. Các công việc bạn có thể làm là:
– Với Cử nhân Khoa học máy tính: Lập trình viên, tư vấn, quản trị dự án, giám sát chất lượng, kiểm thử viên, trưởng nhóm phát triển; Chuyên viên kỹ thuật tại những phòng CNTT của các doanh nghiệp hoặc các cơ quan Nhà nước
– Với Kỹ sư Công nghệ phần mềm: Kỹ sư xây dựng giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông tin và Truyền thông, kỹ sư phát triển phần mềm; Kiến trúc sư, chuyên gia tư vấn, quản trị dự án, giám đốc kỹ thuật, trưởng nhóm phát triển phần mềm
– Với kỹ sư Hệ thống thông tin: Kỹ sư thiết kế, xây dựng, tư vấn, quản trị và đánh giá cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp; Kỹ sư xây dựng, thiết kế, đánh giá các giải pháp cho tổ chức, doanh nghiệp
– Với sinh viên tốt nghiệp hệ Cử nhân – Thạc sỹ: Chuyên viên nghiên cứu tạo các viện, giảng viên tại các trường đại học; Nghiên cứu viên tại các trung tâm phát triển và nghiên cứu của các tập đoàn, các công ty trong nước quốc tế; Có thể xin học bổng để học chuyển tiếp lên nghiên cứu sinh tiến sĩ tại các nước phát triển.
6. Một số sinh viên ưu tú của khoa:
– Nguyễn Hà Đông: tác giả Flappy Bird
– Trần Việt Hùng: Nhà sáng lập, CEO của Gotlt- Starup thành công đầu tiên của người Việt tại Thung Lũng Silicon
– Vương Quang Khải: Tác giả của Zalo với hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới
Không phải tự nhiên mà Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội khiến các bạn học sinh cạnh tranh “sứt đầu mẻ trán”. Nếu bạn cũng đang có ý định gia nhập cuộc cạnh tranh này thì Hocmai.vn xin chúc bạn học tập tốt và thành công nhé!