Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế - Học Viện Ngoại Giao

Review ngành Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành học “hot” tương lai không sợ thất nghiệp

Thuộc top những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất rộng mở. DAV là một trong những trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng cao được rất nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng theo học. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học “hot” này tại DAV nhé!

Ngành Kinh tế quốc tế là một trong những ngành học “hot” nhất ở nước ta hiện nay

1. Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Mã ngành: 7310106

Ngành Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học chuyên nghiên cứu về sự liên kết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nói theo cách khác thì ngành Kinh tế quốc tế nghiên cứu về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm mục đích đạt được lợi ích về kinh tế của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh tế. Chính vì lẽ đó mà Kinh tế quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều bạn nhầm lẫn ngành Kinh tế quốc tế với ngành Kinh doanh quốc tế. Bạn có thể phân biệt hai ngành này như sau: 

– Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành thuộc nhóm ngành kinh tế học, trong khi đó Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh.

– Về bản chất thì ngành Kinh tế quốc tế thiên về việc nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nên sẽ nghiêng nhiều hơn về góc độ quản lý nhà nước, nghiên cứu ở tầm vĩ mô về các hoạt động kinh doanh, kinh tế đối ngoại cùng các đối tác công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, ngành Kinh doanh quốc tế thiên về đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế tiêu biểu như đầu tư quốc tế, vận tải quốc tế, logistic, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…

2. Học ngành Kinh tế quốc tế tại DAV như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại DAV kéo dài trong 4 năm bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 15 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 60 tín chỉ, kiến thức ngoại ngữ là 24 tín chỉ, học phần kỹ năng là 6 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 15 tín chỉ.

Cụ thể, dưới đây là khung chương trình đào tạo của ngành học này bạn có thể tham khảo:

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của DAV

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế của DAV

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Học Viện Ngoại Giao Kinh tế quốc tế Kinh tế 27.8726.8728.8725.7626.7625.7631.0530.0525.1526.1526.1527.4
Ghi chú

Xét học bạ

Xét học bạ

Xét học bạ

Tốt nghiệp THPT; Điểm môn tiêu chí phụ: >=9.2

Tốt nghiệp THPT; Điểm môn tiêu chí phụ: >=9.2

Tốt nghiệp THPT; Điểm môn tiêu chí phụ: >=9.2

Học bạ

Học bạ

Điểm thi TN THPT
TCP: Ngoại ngữ >=9.2

Điểm thi TN THPT
TCP: Ngoại ngữ >=9.2

Điểm thi TN THPT
TCP: Toán >=9.2

Kinh tế Quốc tế; Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV

Tương lai nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế tại DAV vô cùng rộng mở với nhiều vị trí tốt và mức lương rất hấp dẫn. Cụ thể, sinh viên ngành này có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như:

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn chính sách, chuyên viên hỗ trợ hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính quốc tế, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế tại các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… hoặc tại các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).

– Làm nhân viên kinh doanh quốc tế; hoặc nhân viên xuất nhập khẩu.

– Làm chuyên viên nghiên cứu thị trường; chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế; chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng; chuyên viên marketing quốc tế; chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên viên xúc tiến thương mại…

– Làm nghiên cứu viên hoặc giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

– Các doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế.

– Các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng,… hoặc tại các cơ quan địa phương như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ,…

– Các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế về lĩnh vực kinh tế quốc tế.

– Sinh viên cũng có thể tiếp tục học lên bậc sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Kinh tế Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Tài chính Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế,… tại các trường trong nước hoặc quốc tế.

Trên đây bài viết “Review ngành Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành học “hot” tương lai không sợ “thất nghiệp” đã đưa ra những thông tin cần thiết về ngành Kinh tế quốc tế của DAV. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có thể xác định được đúng ngành nghề mà mình muốn theo đuổi. 

Tin tức mới nhất