Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 19, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Review chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Học “một” làm được “hai”

Có lẽ chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực là một chuyên ngành nhỏ thuộc Khoa Kinh tế tại NEU nên phần lớn các NEUer tương lai sẽ chưa hiểu rõ và đắn đo khi lựa chọn ứng tuyển vào chuyên ngành này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành này để giúp các bạn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân.

Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực là một chuyên ngành nhỏ thuộc Khoa Kinh tế tại NEU

1. Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực là gì?

Mã ngành: 7310101 – A00, A01, D01, D07

Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực là ngành đào tạo ra các chuyên gia về kinh tế nguồn nhân lực, vừa có thể đảm nhiệm được các công việc của một nhà kinh tế, vừa có kinh nghiệm, chuyên môn về lĩnh vực Kinh tế Dân số – Kinh tế Nguồn nhân lực và Kinh tế Lao động,… Bạn có thể hiểu đơn giản là khi theo học chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan và công việc có thể đảm nhận sau này sẽ mang tầm vĩ mô hơn ngành nhân sự.

2. Học chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU như thế nào?

Hiện nay, chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU do Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực đào tạo.

Khi học chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU, bạn sẽ được đào tạo hệ thống các kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, xã hội và nhân văn; các kiến thức chuyên sâu về Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, vận dụng được một cách sáng tạo trong các hoạt động liên quan đến quản lý nhân lực và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực trong các tổ chức, cơ quan các cấp từ trung ương đến địa phương.

Bạn cũng sẽ được đào tạo các kỹ năng để thực hiện chức năng quản lý nguồn nhân lực; kỹ năng phân tích và dự báo, kiểm tra và giám sát các chính sách về nguồn nhân lực trong các tổ chức và của quốc gia, địa phương để tìm giải pháp phát triển tối ưu cho việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả; khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Thời gian đào tạo chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU kéo dài 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 127 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (trong đó có 21 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Bạn có tham khảo chương trình đào tạo của ngành này dưới đây:

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực của NEU

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực của NEU

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực Kinh tế 21.0527.1520.2527.6527.55
Ghi chú

Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Tốt nghiệp THPT

TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU, bạn có thể chọn làm công việc của một nhà kinh tế hoặc trở thành một Nhà Kinh tế Dân số hoặc Nhà Kinh tế Lao động.

Cụ thể đây là một số công việc của một nhà kinh tế:

  • – Bạn có thể làm công việc về nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giải quyết các vấn đề kinh tế liên quan đến chính sách tiền tệ và tài chính hoặc liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Thu thập đồng thời xử lý dữ liệu kinh tế và thống kê.
  • – Bạn có thể làm công việc tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu để giải thích các hiện tượng kinh tế, từ đó đưa ra dự báo xu hướng thị trường.
  • – Bạn có thể làm công việc nghiên cứu về các vấn đề kinh tế.
  • – Bạn có thể làm công việc xây dựng các kế hoạch, chính sách hoặc khuyến nghị để giải thích thị trường hoặc để giải quyết các vấn đề kinh tế.
  • – Bạn có thể làm một nhà tư vấn chuyên tư vấn và cung cấp lời khuyên về các mối quan hệ kinh tế.
  • – Bạn có thể làm nghiên cứu viên chuyên nghiên cứu các dữ liệu kinh tế và thống kê trong lĩnh vực chuyên môn.
  • – Bạn có thể làm nghiên cứu viên chuyên nghiên cứu các tác động kinh tế xã hội của các chính sách công, thuế, dịch vụ, luật pháp và quy định mới được đề xuất.
  • – Bạn có thể làm giảng viên giảng dạy về lý thuyết, nguyên tắc và các phương pháp kinh tế.
  • – Bạn có thể làm công việc về phát triển các tiêu chuẩn và hướng dẫn kinh tế.
  • – Bạn có thể tham gia các dự án nghiên cứu.
  • – Bạn có thể làm công việc dự báo cung cấp, tiêu thụ và cạn kiệt tài nguyên không tái tạo, và dự báo sản xuất và tiêu thụ tài nguyên tái tạo.

Nếu bạn lựa chọn làm một Nhà Kinh tế Dân số hoặc Nhà Kinh tế Lao động, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • – Bạn có thể làm trong Ngành Y tế công cộng.
  • – Bạn có thể làm cho tổ chức Công Đoàn.
  • – Bạn có thể làm công việc giảng dạy và nghiên cứu học thuật.
  • – Bạn có thể làm chuyên viên phân tích quan hệ lao động hoặc cố vấn quan hệ lao động.
  • – Bạn có thể làm nhân viên dự án phát triển; Chuyên gia về chính sách thị trường lao động; Chuyên viên phân tích, tư vấn nhân lực quân sự; Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực lao động; hoặc Chuyên gia phân tích dữ liệu và chính sách.

Với các vị trí công việc ở trên, bạn có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:

  • – Bạn có thể làm việc tại các tổ chức, cơ quan tư vấn, hoạch định và thực thi các chính sách về kinh tế, quản lý nguồn nhân lực của Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành, các tỉnh, thành phố.
  • – Bạn có thể làm việc tại các trường đại học khối kinh tế, các viện nghiên cứu kinh tế xã hội. 
  • – Bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu, tư vấn kinh tế độc lập, chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý nguồn nhân lực.
  • – Bạn có thể làm việc tại các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng.
  • – Bạn có thể làm việc tại các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các dự án liên quan đến các vấn đề kinh tế – xã hội, quản lý nguồn nhân lực.
  • – Bạn có thể làm việc tại bộ phận nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp.

Trên đây bài viết “Review chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Học “một” làm được “hai” đã cung cấp các thông tin chi tiết về chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tại NEU cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành học này. Để biết thêm các thông tin về trường, ngành của NEU, hãy tìm hiểu thêm tại huongnghiep.hocmai.vn nhé!

Tin tức mới nhất