Chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Review ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Ngành học cực dễ xin việc
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế công nghiệp đang ngày càng phát triển, yêu cầu về các dự án quy hoạch hạ tầng rất được các cấp quản lý coi trọng. Bởi vậy, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đang rất cần một nguồn nhân lực cao, và được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ ngày nay. Vậy ngành học này có thật sự tốt như lời đồn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Mục lục
1. Khái niệm ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được hiểu chung là toàn bộ những điều kiện vật chất, cơ chế hoạt động, kỹ thuật, thiết chế xã hội được vũ trang các nhân tố vật chất và môi trường nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng có tên gọi tiếng Anh là Infrastructure Engineering. Đây là một ngành học đào tạo các kiến thức liên quan tới đô thị, các phương pháp và công cụ về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các tòa tháp công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Ở ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng thuộc Khoa Xây dựng Cầu đường. Nhà trường bắt đầu đầu đào tạo ngành hoc này từ năm 2019 với chương trình đào tạo do 3 khoa Xây dựng cùng phối hợp thực hiện. Chương trình đào tạo được thiết kế nội dung các kiến thức bám sát quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được đặt ra dành riêng về lĩnh vực công trình kỹ thuật hạ tầng và Quyết định số 1004/QĐ-BXD – Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi ngành Xây dựng trong giai đoạn 2020-2025, và định hướng đến năm 2030.
Sinh viên có 2 lựa chọn hình thức đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng tại DUT. Chương trình tích hợp Kỹ sư – Cử nhân sẽ kéo dài hoc trong 5 năm với tổng 180 tín chỉ. Còn chương trình đào tạo cử nhân, thì chỉ cần học trong 4 năm với 130 tín chỉ. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chuyên ngành được nhà trường hướng tới dành cho sinh viên:
– Khả năng quy hoạch, thiết kế, phân tích và thi công các dự án hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, giao thông, hạ tầng ngầm,…)
– Kỹ năng quản lý và khai thác các hệ thống cơ sở hạ tầng, hình thành các khu đô thị thông minh, cung cấp năng lượng, cấp – thoát nước đô thị, đảm bảo tính linh hoạt trong giao thông đô thị.
– Kết hợp kiến thức từ nhiều ngành như xây dựng, khoa học máy tính, quản lý kinh doanh, kỹ thuật xử lý và cơ khí để xây dựng lên các giải pháp tổng thể có hiệu quả trong quản lý đô thị.
– Kỹ năng tự học hỏi và tiếp cận xu hướng mới của thời đại để thiết kế một thành phố thông minh dựa trên các cơ sở dữ liệu và các công cụ lập kế hoạch trên máy tính.
– Có khả năng thực hiện ý tưởng của bản thân trong các trong các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, Xây dựng, tư vấn, tiện ích công cộng, vận tải, quy hoạch, khởi nghiệp.
– Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, nắm vững kiến thức chuyên môn và các phương pháp quản lý dự án nhanh và khoa học.
– Khả năng ngoại ngữ giỏi giúp sinh viên tự tin trong giao tiếp, có nhiều cơ hội hơn trong nghề nghiệp tương lai.
– Kỹ năng quản lý và tổ chức công việc trong điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng thuyết phục, đàm phán và ra quyết định.
Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng tại DUT còn được thiết kế dựa trên phương pháp Project – Based – Learning (viết tắt BPL) – Phương pháp đào tạo này hướng tập trung sinh viên sẽ là trung tâm, là ngwoif thực hiện các dự án, còn giảng viên sẽ chỉ là người hướng dẫn và quản lý dự án. Với phương pháp BPL, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – DUT đã lập ra một số dự án liên môn trong quá trình học, để sinh viên có điều kiện được làm thực tế và tiếp cận dần với công việc trong tương lai. Sau đây là một số dự án liên môn tiêu biểu mà sinh viên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đang triển khai:
Quy hoạch và thiết kế chi tiết đơn vị ở: Học phần dự án này tập trung hướng dẫn sinh viên triển khai được đồ án quy hoạch sử dụng đất cho cụm công nghiệp hoặc khu tái định cư trên cơ sở đánh giá và phân tích hiện trạng quy hoạch và các yêu cầu thiết kế liên quan
Nút giao thông và cầu đi bộ: Đây là một học phần bắt buộc thuộc khối chuyên ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng. Sinh viên sẽ nắm được kiến thức thiết kế và thực hiện thiết kế sơ đồ cầu đi bộ ở nút, hình học nút giao thông dựa trên các yếu tố mỹ quan thuộc các đô thị Việt Nam; đồng thời hướng dẫn sinh viên thiết kế tổ chức giao thông tại nút giao.
Quản lý hạ tầng đô thị qua GIS: Sinh viên sẽ hiểu và có thể ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong kỹ thuật cơ sở hạ tầng nói riêng và kỹ thuật xây dựng nói chung. GIS sẽ được ứng dụng trong quản lý cơ sở hạ tầng, làm cơ sở đưa ra các quyết định trong quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý xây dựng.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2024 | 2023 | 2022 | 2021 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng | Kỹ thuật cơ sở hạ tầng | Kỹ thuật cơ sở hạ tầng | 0 | 0 | 0 | 616 | 21.11 | 17 | 22.78 | 657 | 15 | 17.05 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Học bạ | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm
Dựa trên khảo sát của khoa xây dựng – DUT từ các bên liên quan, cho thấy kết quả nhu cầu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng hiện đang rất thiếu. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam kéo theo nhu cầu phát triển đô thị hiện đại thông minh và nhu cầu phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng lớn. Bởi vậy, sinh viên học chuyên ngành này có thể tìm được công việc thích hợp sau khi ra trường rất dễ trong nhiều năm tới. Trung bình mức lương của Cử nhân/ Kỹ sư Kỹ thuật cơ sở hạ tầng khởi điểm ở mức 6 – 8 triệu/ tháng. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể đạt mức lương >1000$/tháng (tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ).
Một số vị trí làm việc dành cho sinh viên Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sau khi tốt nghiệp:
– Công – viên chức, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực quản lý công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, hạ tầng đô thị.
– Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực liên quan tới công trình xây dựng dân dụng, công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, giao thông, cấp thoát nước, thủy lợi, hệ thống điện dân dụng, quản lý chất thải rắn từ các khâu lập và quản lý dự án, khảo sát, quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, vận hành, sửa chữa, khai thác, và khắc phục sự cố công trình…
– Tham gia nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…
Làm chủ các công ty về tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, sản xuất các sản phẩm về xây dựng và đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng.
– Chủ nhiệm và chủ trì thiết kế, quy hoạch; Chủ nhiệm lập dự án các công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, các công trình xây dựng,.
– Kỹ sư định giá, lập dự toán, lập tổng mức đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu các công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, công trình xây dựng.
Hy vong qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và có quyết định lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân.
- Review trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DUT): Trung tâm nghiên cứu số 1 về khoa học kỹ thuật miền Trung
- Kỹ thuật hạ tầng đô thị - Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
- Công nghệ cơ điện công trình - Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
- Kỹ thuật cơ điện tử - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng