Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 8, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Lương khởi điểm 1000 USD

Ở Việt Nam Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là một chuyên ngành mới, nhưng lại rất phổ biến ở các nước công nghiệp và các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp học những gì, sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không? Chắc sẽ có rất nhiều thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” đại học đang quan tâm và thắc mắc điều này.

Kỹ sư Hệ thống công nghiệp – Học không lo thất nghiệp

1. Khái niệm ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành học về quản lý sản xuất, tập trung đào tạo ra những kỹ sư điều hành các hoạt động dịch vụ, cung ứng, sản xuất, dự án cho cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, công ty. Bởi vậy, ngành này còn có tên gọi khác là Quản lý công nghiệp hoặc Kỹ thuật công nghiệp. Mục tiêu đào tạo của ngành là đào tạo ra những kỹ sư trong các ngành truyền thống (điện, hóa, cơ khí,…) có khả năng giúp cho các nhà máy có thể sản xuất ra sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn, phân phối tốt hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu, mang đến lợi nhuận nhiều hơn.

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp yêu cầu phải có khả năng quan sát, nhìn nhận dưới góc độ hệ thống quy trình sản xuất và sử dụng hệ thống các công cụ toán học để đưa ra giải pháp sản xuất tốt nhất.

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp tại DUT sẽ được trang bị các kiến thức về xác suất thống kê, mô phỏng, toán học tối ưu, kiến thức quản lý sản xuất, quản trị  tồn kho, phân phối, chất lượng, vận tải, logistics…Bên cạnh đó, các bạn còn được đào tạo quy trình thiết kế, xây dựng và cải tiến các hệ thống công nghiệp, trong đó tích hợp giữa vật liệu, thiết bị, năng lượng con người, và quản lý.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng thiết kế chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp tập trung vào 4 điểm:

– Thiết kế hệ thống, điều hành, cải tiến, hệ thống công nghiệp

– Quản lý sản xuất, tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp và dịch vụ

– Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận.

– Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành.

Tại đại học Bách khoa Đà Nẵng, đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được đào tạo theo 2 hệ:

Tiêu chí Hệ Kỹ sư Hệ Cử nhân
Thời gian 5 – 5,5 năm 4 năm
Số tín chỉ 180 tín chỉ 130 tín chỉ
Văn bằng Bằng Cử nhân và Bằng Kỹ sư Bằng Cử nhân
Trình độ đào tạo Đào tạo chuyên sâu tích hợp Cử nhân – Kỹ sư Đại học

Thông tin tuyển sinh Kỹ thuật hệ thống công nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng năm 2021

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Kỹ thuật hệ thống công nghiệp Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 62923.251723.186061583822.5
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, Việt Nam đang định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa. Bởi vậy, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp là một ngành đang cần rất nhiều nhân lực và thu nhập bình quân được đánh giá là khá ổn định, đặc biệt là các kỹ sư có kiến thức chuyên môn cao. Theo thống kê của DUT, hầu như 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tại DUT, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, viện nghiên cứu, trường học, siêu thị, bệnh viện, kho vận,  cảng,… Đó là lý do ngành này luôn hút nhân lực hiện nay. Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài  lớn thường săn đón Kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp ngay từ khi các bạn còn là sinh viên trên ghế giảng đường.

Một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang cần nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp như: Adidas, Decathlon, Nike, Bosch, Intel Products Vietnam, TBS Group, Samsung, Mercedes, Scancom, Jabil… Thu nhập bình quân trong ngành được đánh giá là khá cao tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Riêng ở Việt Nam, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tuy là một ngành mới nhưng mức thu nhập của các kỹ sư đều giao động khoảng 1200 USD/ tháng (tương đương 27 triệu/ tháng). Một số vị trí công việc cụ thể:

– Kỹ sư kế hoạch ( kế hoạch hoạt động cho đơn vị, hoạch định kế hoạch sản xuất);

– Kỹ sư chất lượng ( kiểm, soát hoạt động để bảo đảm chất lượng, kiểm tra sản phẩm);

– Kỹ sư quản lý năng suất (phân tích hoạt động, tìm phương án cải tiến để nâng cao hiệu quả dây chuyền sản xuất)

– Kỹ sư dự án (hoạch định hoạt động, theo dõi tiến độ của dự án)

– Kỹ sư cung ứng vật tư (tính toán, cân đối thu mua vật tư)

– Kỹ sư kho vận (quản lý giao nhận và tồn kho);

– Kỹ sư ISO (thiết lập, duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001);

– Kỹ sư logistics (quản lý việc nhận và giao hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển).

Hy vọng bài viết trên mang lại cho các bạn đầy đủ những thông tin về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp hữu ích trong việc lựa chọn trường học và ngành học tương lai. Chúc các bạn có lựa chọn ngành học phù hợp và thực hiện thành công lựa chọn của bản thân.

Tin tức mới nhất