Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử và tin học - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Review ngành Kỹ thuật điện tử và tin học trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN (HUS): Ngành học “HOT” trong thời đại 4.0
Hiện nay, do khoa học công nghệ đang dịch chuyển sang thời kỳ 4.0, các thiết bị Điện tử cần kết nối và thông minh nên Tin học sẽ là sự hỗ trợ không thể thiếu. Chính vì vậy, các trường đại học có xu hướng chuyển sang liên ngành, nhất là sự kết hợp giữa Điện tử và Tin học. Trường đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN mở ngành Kỹ thuật điện tử và tin học để bắt kịp với xu hướng đó.
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật điện tử và tin học là gì?
Kỹ thuật điện tử và tin học là ngành mới ở Việt Nam, được thí điểm tại trường đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HN. Đây là ngành “lai” giữa Điện tử và Tin học để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của nền công nghiệp 4.0.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng và chuyên sâu của cả Điện tử và Tin học trong những năm học đầu. Năm học cuối, tùy vào sở thích và năng lực, sinh viên có thể lựa chọn các chuyên ngành khác nhau.
2. Ngành Kỹ thuật điện tử và tin học tại trường đại học Khoa học Tự nhiên có gì?
Từ năm 2020, đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN là cơ sở đầu tiên đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử và tin học. Mục tiêu của chương trình là cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết để sinh viên có thể làm việc trong thực tiễn để giải quyết các bài toán khoa học kỹ thuật liên ngành như: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, Nghiên cứu phát triển các hệ thống nhúng thông minh, Robotics, Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu, Kiểm tra không phá hủy, Internet kết nối vạn vật (IoT), Điện tử y sinh, sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Mô phỏng vật liệu và linh kiện điện tử, Mô phỏng y sinh và dược học, Học máy để thiết kế vật liệu mới, Xử lý và minh giải số liệu trong khoa học (Big data),…
Chương trình đào tạo được chia làm bốn chuyên ngành: Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy và Điện tử y sinh; Hệ thống nhúng, tự động hóa và Internet kết nối vạn vật (IoT); Khoa học tính toán và Trí tuệ nhân tạo (AI); Kỹ thuật đo lường và Xử lý tín hiệu.
Chương trình đào tạo luôn chú trọng phát triển các kỹ năng thực hành thực tế, vì thế, ngành đã kết hợp đào tạo với các doanh nghiệp đối tác: Viettel Hanoi, LG Display, Công ty TNHH Máy tính NET, Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân,….
Trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ được thực hành thực tập tại trường với trang thiết bị hiện đại: Hệ thống các bài thực tập kỹ thuật điện tử ED, Hàn Quốc; Hệ thống các bài thực tập kỹ thuật điện tử LabVolt; Hệ thống chế tạo mạch điện tử CNC; Thực hành lập trình nhúng; Hệ thống phòng thực hành Tin học; Dụng cụ đo lường,…
Ngoài ra, nhà Trường cũng liên kết với Trường Đại học Quốc gia Giao thông Đài Loan (NCTU). Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp sinh viên cơ hội nhận 12 suất học bổng toàn phần thạc sĩ “Công nghệ bán dẫn” tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, bằng sẽ do NCTU cấp và làm việc tại các tập đoàn công nghệ tại Đài Loạn. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội nhận học bổng toàn phần học sau đại học tại các trường đại học ở nước ngoài như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,….
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện tử và tin học trường đại học Khoa học Tự nhiên
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội | Kỹ thuật điện tử và tin học | Kỹ thuật điện tử và tin học | 100 | 25.65 | 104 | 26.1 | 100 | 26.5 |
Ghi chú | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử và tin học
Là một ngành học có tính chất liên ngành, sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc rộng mở. Những công việc mà họ có thể đảm nhận:
– Tại những công ty công nghệ: Điện tử, Internet kết nối vạn vật (IoT), Điều khiển và Tự động hoá, Robotics, Điện tử y sinh, Đo lường và xử lý tín hiệu, ….
– Tại các công ty kỹ thuật, công nghệ khác: Quản lý chất lượng (QA/QC), Kiểm tra đánh giá Kỹ thuật, …
– Tại những doang nghiệp IT: Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy,Lập trình cho hệ thống nhúng (Embedded system), Khoa học Tính toán, Mô phỏng y sinh và dược học, …
– Làm việc tại các cơ quan quản lý công nghệ và khoa học của các khu công nghệ/công nghiệp, các Tỉnh, Thành phố, cấp Trung ương, …
– Giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học. Làm tại việc ở những cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Viện Nghiên cứu Điện tử, Tự động hoá, Tin học; Viện Công nghệ thông tin; Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học; …
– Khởi nghiệp với doanh nghiệp chế tạo nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao.
Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành Kỹ thuật điện tử và tin học tại đại học Khoa học Tự nhiên hứa hẹn sẽ bùng nổ ở tương lai không xa. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành này và có cho mình lựa chọn phù hợp nhất.