Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Review ngành Kỹ thuật ô tô trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM (HCMUT): Ngành học dành cho những người đam mê bốn bánh!
Công nghiệp ô tô đang là lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Các hãng ô tô nước ngoài tại Việt Nam và hãng xe nội địa luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao và được đào tạo bài bản. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật ô tô tại đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM trở thành ngành “HOT” trong mỗi mùa tuyển sinh. Hôm nay, Hocmai.vn sẽ review tất tần tật những thông tin cần thiết để các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này nhé.
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật ô tô là gì?
Kỹ thuật ô tô là ngành học liên quan đến kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, chế tạo máy,… trong đó có liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành lắp ráp, sản xuất phụ tùng, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các khối kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về ngành cơ khí ô tô, hệ thống truyền động, truyền lực, máy động lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để từ đó áp dụng các nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành và các kỹ năng khác liên quan đến ô tô vào trong thực tế công việc. Một số môn học tiêu biểu của ngành này gồm có: Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Động cơ đốt trong, hệ thống điện – điện tử ô tô, tính toán ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô,….
2. Ngành Kỹ thuật ô tô của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?
Ngành Kỹ thuật ô tô thuộc khoa Kỹ thuật Giao thông với 1 chuyên ngành duy nhất là Công nghệ kỹ thuật ô tô. Sinh viên sẽ được đào tạo để có khả năng tính toán, nghiên cứu lý thuyết thiết kế động cơ đốt trong của ô tô, các kiến thức khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định và tổ chức vận tải ô tô. Bên cạnh đó là kiến thức về quản trị kinh doanh, kinh tế,… để có khả năng đáp ứng yêu cầu làm việc thực tế.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo mô hình CDIO, các kiến thức được kết hợp từ chương trình đào tạo của các nước phát triển để giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động. Nội dung đào tạo chi tiết:
Đội ngũ giảng viên của ngành Kỹ thuật ô tô đều là các thầy cô có kiến thức chuyên môn hàng đầu, có tâm huyết với nghề và được đào tạo bài bản ở các nước phát triển trên thế giới. Thầy cô luôn áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến nhất. Đặc biệt là hướng đến phương pháp học tập chủ động và đặt vấn đề, giữ sinh viên là trung tâm. Thầy cô sẽ đặt vấn đề để cùng nhau trao đổi, gợi ý, giải quyết các vấn đề đó. Hình thức giảng dạy cũng đa dạng thông qua các bài báo cáo, bài tập lớn, thuyết trình, làm việc theo nhóm,…
Tại một trường đại học kỹ thuật hàng đầu như Bách Khoa, sinh viên luôn được chú trọng phát triển kỹ năng thực hành. Nhà trường đã đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng ô tô với những trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Chẳng hạn như phòng thí nghiệm ô tô (bằng thử động cơ công suất lớn, bằng thử bơm cao áp và áp suất phun); Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQG TPHCM Động cơ đốt trong (băng thử xe gắn máy, băng thử động cơ công suất nhỏ, băng thử động cơ nghiên cứu, phần mềm mô hình hóa và mô phỏng động cơ ô tô, thiết bị đo chỉ thị và chuẩn đoán đặc tính sự chát và khí thải động cơ,…)
Ngoài các giờ học trên lớp sinh viên cũng luôn được tham gia thực tập làm việc tại các xưởng lắp ráp, xưởng sản xuất, showroom, trung tâm bảo dưỡng, bảo trì,… có quy mô lớn. Vì vậy sinh viên ra trường có thể ngay lập tức thực hành kỹ thuật cơ bản và làm tốt công việc của mình.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, tiến đến hội nhập quốc tế, nhà trường đã xây dựng hệ đào tạo chất lượng cao ngành Kỹ thuật ô tô. Tại đây, các môn học sẽ được đào tạo bằng tiếng Anh, cơ sở đào tạo được chú trọng hơn. Các thầy cô đều là những giảng viên hàng đầu và một số giảng viên nước ngoài đến từ các trường đối tác. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho các bạn trẻ muốn nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng cơ hội việc làm ở những doanh nghiệp nước ngoài.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật ô tô của đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM
Tốt nghiệp THPT; Điểm thi TN THPT theo tổ hợp xét tuyển x 3 Tốt nghiệp THPT; Điểm thi TN THPT theo tổ hợp xét tuyển x 3; Chương trình Tiên tiến Xét kết hợp điểm hợp ĐGNL, TN THPT, Học bạ Xét kết hợp điểm hợp ĐGNL, TN THPT, Học bạ Điểm thi TN THPT CT chất lượng caoTrường Chuyên ngành Ngành 2023 2022 2021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Kỹ thuật ô tô
Kỹ thuật ô tô
68.73 60.7 60.13 60.13 26.5 893 26 Ghi chú
Điểm thi TN THPT
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật ô tô
Sau khi tốt nghiệp ra trường, các kỹ sư kỹ thuật ô tô của HCMUT có đủ khả năng để làm việc tại các đơn vị, tổ chức liên quan đến lĩnh vực ô tô cũng như giao thông vận tải. Cụ thể là:
– Các cơ quan thiết kế, tư vấn và chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô với vị trí là người thiết kế, tư vấn, điều hàng hoặc quản lý và lãnh đạo
– Các doanh nghiệp công ty tuyển dụng kỹ sư công nghệ ô tô tốt nghiệp tại trường Bách khoa như Mercedes, Samco, Toyota, Thaco, cục trạm đăng kiểm, sở giao thông,…
– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên cả nước
– Nhân viên kinh doanh tại những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh ô tô, phụ tùng ô tô, máy động lực,…
– Kỹ sư tại các công ty, tập đoàn công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, vận tải và khai thác các thiết bị xe, máy công trình,…
Hy vọng những thông tin trên đã isup các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật ô tô của trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Chúc các bạn học tập tốt và lựa chọn được ngành học phù hợp nhất!
- Review trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM (HCMUT): Trường kỹ thuật hàng đầu khu vực phía Nam.
- Kỹ thuật ô tô - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Kỹ thuật ô tô - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
- Kỹ thuật máy tính - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Kỹ thuật Robot - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM