Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 13, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review ngành Kỹ thuật tàu thủy – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Làm giàu kinh tế, giữ vững an ninh quốc gia

Ngày nay, Kỹ thuật tàu thủy đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển an ninh quốc phòng và kinh tế ở Việt Nam đặc biệt nước ta có đường bờ biển dài, tài nguyên biển phong phú là một ưu thế mạnh. Để đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta, ngành Kỹ thuật tàu thủy đã ra đời với mục tiêu đào tạo ra những kỹ sư trẻ có nhiệt huyết và chất lượng cao. Cùng HOCMAI.VN tìm hiểu các thông tin liên quan về  ngành kỹ thuật tàu thủy của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Kỹ thuật tàu thủy học gì?

1. Tổng quan ngành Kỹ thuật tàu thủy

Kỹ thuật tàu thủy (Công nghệ Kỹ thuật tàu thủy) có tên tiếng Anh gọi là Ship engineering. Đây là một ngành giao thoa giữa công nghệ và  kỹ thuật, tập trung đào tạo khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng công trình nổi và tàu thuỷ.

Chương trình chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy  đào tạo các lý thuyết cơ bản, kiến thức thực tế về lĩnh vực thiết kế công trình nổi và tàu thuỷ; kiến thức về cơ khí động lực, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan trong lĩnh vực tàu thủy và cơ khí động lực.

Ngoài ra, ngành Kỹ thuật tàu thủy còn cung cấp các kiến thức về các nguyên lý hoá học, vật lý học, toán học, và các kiến thức  chuyên môn về cơ khí như: máy động lực tàu thuỷ, thiết bị tàu thuỷ, kết cấu tàu thủy, thiết kế tàu thuỷ, chế tạo, kỹ thuật hàn tàu thuỷ, quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải…; Các phương pháp về tổ chức quản lý trang bị điện và điều khiển tự động tàu thuỷ, sản xuất công nghệ đóng tàu, thiết bị năng lượng tàu thuỷ mới, tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu, kỹ thuật tàu cao tốc, cơ học kết cấu tàu thuỷ,…

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ sư tàu thủy (Thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy). Hiện nay, Kỹ thuật tàu thủy là một ngành đào tạo mới, đang nhận được sự quan tâm và đầu tư đào tạo từ DUT nói riêng và của nhiều Trường Đại học ở khu vực Miền Trung nói chung.

Tại DUT, Kỹ thuật tàu thủy trực thuộc Khoa Cơ khí Giao thông. Khoa Cơ khí Giao thông tự hào có kinh nghiệm đào tạo gần 40 năm với một đội ngũ giảng viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm giảng dạy và có  trình độ cao; hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, sinh viên đào tạo Khoa Cơ khí Giao thông nói chung và ngành Kỹ thuật tàu thủy nói riêng có những lợi thế sau:

Chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý, tiếp cận với nhiều vị trí công việc thực tế trong nhiều lĩnh vực thiết kế, khai thác, chế tạo, sửa chữa, kiểm tra – kiểm định tàu thủy và lĩnh vực cơ khí nói chung, phương tiện nổi nói riêng.

Được tạo điều kiện thí nghiệm, thực hành tại các Phòng thí nghiệm, sử dụng trang thiết bị hiện đại: Phòng thí nghiệm Máy nén FUSHENG, Phòng thí nghiệm động cơ AVL (Cộng hòa Áo), Hệ thống thí nghiệm chuyên dụng cho kỹ thuật tàu thủy.

Được thực tập tại các xưởng của khoa, các nhà máy chế tạo, đóng – sửa chữa tàu thủy, công trình nổi hiện đại như:  Nhà máy đóng tàu Hải Sơn (X50), Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí, Saigon ShipYard; Công ty đóng tàu Sông Thu, Vard Vung Tau; Công ty đóng tàu Dung Quất, Huyndai-Vinashin…; các tổ chức đăng kiểm.

Sinh viên DUT có rất nhiều cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần tích lũy kinh nghiệm,củng cố kiến thức, nâng cao tay nghề tương lai cho sinh viên.

Sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng có nhiều cơ hội nhận được học bổng, tài trợ: Học bổng từ Bộ giáo dục, nhà trường, các doanh nghiệp (TOYOTA, THACO, HONDA,…)

Cơ hội tiếp tục học nâng cao sau đại học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài hợp tác với nhà trường: Đại học Phủ Osaka (Nhật Bản), trường đại học Ulsan (Hàn Quốc), Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp)…

Bên cạnh đó, trong thời gian học tập, các bạn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các nhà máy, doanh nghiệp liên quan đến kỹ thuật tàu thủy trên cả nước, và được cam kết tuyển dụng từ những doanh nghiệp này.

Sinh viên DUT thực tập chế tạo mô hình tàu vỏ thép

3. ĐIểm chuẩn ngành Kỹ thuật tàu thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Kỹ thuật tàu thủy Kỹ thuật tàu thuỷ 65919.061718.256361563118.05
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Các cựu sinh viên ngành Kỹ thuật tàu thủy DUT  làm việc tại Nhà máy đóng tàu VARD

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy – Đại học Bách khoa Đà Nẵng – Trường đại học kỹ thuật hàng đầu khu vực miền Trung được trang bị đầy đủ các công nghệ tiên tiến và kiến thức khoa học cơ bản, các kỹ sư Tàu thuỷ luôn được ưu tiên tuyển dụng đầu quân vào các công ty thuộc ngành khai thác dầu khí và công nghiệp tàu thuỷ, các công ty tư vấn – thiết kế kỹ thuật cơ khí, năng lượng, dầu khí, liên quan đến hệ thống kỹ thuật đường ống. Các doanh nghiệp mà sinh viên DUT hướng tới thường là các công ty của nước ngoài ở Vũng tàu, TP HCM và Bình Dương. Một số việc làm điển hình như sau:

Quản đốc, chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư công nghệ trong các nhà máy, công ty chế tạo, đóng – sửa chữa tàu thủy và các công trình nổi trong nước,Công ty đóng tàu của nước ngoài, công ty liên doanh ở Việt Nam. Một số công ty nổi tiếng (Công ty đóng tàu Dung Quất; Công ty đóng tàu Sông Thu; Công ty đóng tàu Sơn Hải; Công ty đóng tàu Hạ Long; Xí nghiệp X50; Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu; Công ty đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn; Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí…..); Các công ty liên doanh ( Liên doanh Hyundai-Vinashin; Công ty liên doanh Damen-Sông Cấm; SAIGON SHIPYARD CO., LTD.;  SAIGON OFFSHORE FABRICATION AND ENGINEERING LTD; VARD VUNG TAU LTD…).

Kỹ sư thiết kế trong các Công ty, Trung tâm và Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty Thiết kế và Dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn; Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế Tàu thuỷ DELTA; Công ty TƯ VẤN THIẾT KẾ TÀU THỦY; Viện khoa học công nghệ tàu thủy; Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Dầu Khí Vũng Tàu; Công ty PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀU THỦY;…

Đăng kiểm viên tại các cơ sở đăng kiểm trong và ngoài nước: Chi cục Đăng kiểm 1, 2, 3, 4…13; Cục đăng kiểm Việt Nam; chi cục đăng kiểm số 15; chi cục đăng kiểm Hải Hưng; chi cục đăng kiểm An Giang…

Nhân viên tại các tổ chức đăng kiểm tàu cá thuộc chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản các Tỉnh ven biển như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An… Hoặc làm việc tại một số tổ chức đăng kiểm nước ngoài:  Det Norske Veritas Register; Lloyd’s Register; ClassNK;…

Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các tổ chức trong lĩnh vực liên quan: công ty vận tải đường biển (quản lý kỹ thuật, khai thác tàu); Công ty bảo hiểm (lĩnh vực bảo hiểm tàu thủy); cảng vụ hàng hải (quản lý kỹ thuật đội tàu của cảng vụ, đo đạc kỹ thuật tàu ra vào cảng…

Tham gia giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật Tàu thủy tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Bài viết trên đã giới thiệu tất tần tật thông tin về ngành Kỹ thuật tàu thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Hy vong qua bài viết, các bạn học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh hiểu hơn về ngành học này và có thể cân nhắc cho nguyện vọng đăng ký học tập tương lai cả các bạn.

Tin tức mới nhất