Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 26, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Review ngành Kỹ thuật vật liệu đại học Xây dựng (NUCE): Ngành cực dễ xin việc!

Trong số các trường đào tạo Kỹ thuật vật liệu, đại học Xây Dựng là cái tên có sức hút lớn đối với mỗi lớp trẻ khi bước chân và con đường học tập. Vậy ngành Kỹ thuật vật liệu ở ĐH Xây dựng có gì? Hãy tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu ngành Kỹ thuật vật liệu Đại học Xây Dựng

1. Giới về ngành kỹ thuật vật liệu

Kỹ thuật vật liệu còn được gọi là Công nghệ vật liệu, là ngành nghiên cứu để chế tạo nguồn vật liệu mới có nhiều ưu điểm hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội.

Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về khoa học để hiểu biết về các nhóm vật liệu chính (kim loại, polyme, silicat, vật liệu năng lượng) các loại vật liệu tiên tiến như vật liệu Siêu dẫn, bán dẫn, y sinh,… từ đó bạn hiểu được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của chúng.

Sinh viên còn được học về: Vận hành, thiết kế dây chuyền sản xuất Vật liệu xây dựng; Chọn lọc và sử dụng một cách hợp lý các nguồn vật liệu; kiểm soát chất lượng của các nguồn vật liệu; khả năng tự nghiên cứu chuyên sâu để tạo ra các loại vật liệu mới,…

2. Ngành Kỹ thuật vật liệu ở Đại học Xây dựng có gì?

Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội thiết kế chương trình với các môn học có tính đa ngành đa lĩnh vực. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức nền tảng về các nhóm vật liệu và phương pháp phát triển các công nghệ chế tạo vật liệu sao cho phù hợp với cấu trúc và tính chất của từng loại.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo phương thức tiếp cận Conceive-Design-Implement-Operate (viết tắt là CDIO). Đặc biệt chú trọng đào tạo các kiến thức nền tảng tự nhiên và kỹ thuật để bạn có thể dựa vào đó và phát triển ý tưởng riêng của mình. Các môn học cũng được Đại học Xây Dựng Hà Nội thiết kế giúp bạn có khả năng trải nghiệm và học tập chủ động nhất, giúp phát triển khả năng tự học tập và thích nghi nhanh với thay đổi của thị trường.

Không chỉ có thế, ngành Kỹ thuật vật liệu còn đào tạo sinh viên có khả năng quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, có thể tư vấn, chủ trì, đề xuất việc triển khai dự án về kỹ thuật vật liệu.

Chương trình đào tạo như sau:

Song song với các lớp học lý thuyết, sinh viên sẽ được thực hành ở trường và được tham quan thực tập tại các viện nghiên cứu và các công ty lớn như: Viglacera, Samsung, vingroup, viện khoa học Công nghệ Việt Nam,…Đây chính là cơ hội rất tốt để bạn tăng thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế công việc.

Tại Đại học Xây Dựng Hà Nội, bạn có thể chọn các mô hình đào tạo linh hoạt gồm có: trình độ đại học 130 tín chỉ, khi tốt nghiệp lấy bằng cử nhân; trình độ thạc sĩ 60 tín chỉ lấy bằng thạc sĩ; trình độ kỹ sư / kiến trúc sư có 60 tín chỉ và lấy bằng kỹ sư/ kiến trúc sư; trình độ tiến sĩ, sau khi bảo vệ thành công luận án sẽ lấy được bằng Tiến sĩ.

Đội ngũ cán bộ trình độ cao, gồm 2 GS, 8 PGS, 14 Tiến sỹ, 3 Tiến sĩ Khoa học và 16 Thạc sĩ

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật vật liệu đại học Xây Dựng Hà Nội

 

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Xây Dựng Hà Nội Kỹ thuật vật liệu Kỹ thuật vật liệu 24.911750161416
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Đánh giá tư duy

Điểm thi TN THPT

4. Học ngành Kỹ thuật vật liệu có dễ tìm việc không?

Đây là ngành được đánh giá là cực dễ xin việc với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là 100%. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành kỹ thuật vật liệu có nhiều cơ hội làm việc. Bạn có thể trở thành kỹ sư chuyên vận hành, nghiên cứu, thiết kế tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vật liệu. Vị trí này có rất nhiều công ty trong nước tuyển dụng, nếu trình độ tốt và có vốn ngoại ngữ, bạn còn có thể sang nước ngoài làm việc với mức lương cực hấp dẫn.

Cán bộ phụ trách mảng kỹ thuật ở các nhà máy cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Bạn có thể làm ở các nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất vật liệu như: nhà máy bê tông, nhà máy xi măng, composite, xưởng sản xuất thủy tinh, gốm sứ,…hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật tại các cơ quan kiểm soát vật liệu xây dựng thuộc cơ quan nhà nước.

Làm tại vị trí quan sát, quản lý và kiểm soát nguồn vật liệu của các công trình xây dựng cũng là vị trí được chào đón, Đó là các công ty chuyên sản xuất cấu kiện, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc vật liệu trang trí nội thất.

Nếu bạn đam mê nghiên cứu và giảng dạy, bạn có thể làm việc cho các viện nghiên cứu chính phủ và phi chính phủ, phòng nghiên cứu của các doanh nghiệp và các trường đại học chuyên về đào tạo kỹ thuật vật liệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn bao quát về ngành Kỹ thuật vật liệu đại học Xây Dựng. Chúc các bạn học tập tốt và thi đậu ngành yêu thích nhé!

Tin tức mới nhất