Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Review chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Ngành học cũ nhưng chưa bao giờ hết HOT
Những năm gần đây, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh trước ngưỡng cửa trường đại học. Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ mang tới cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về ngành học này tại đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Mục lục
1. Khái niệm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là ngành học đào tạo về thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình biển, công trình bến cảng, công trình bảo vệ bờ biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, hải đảo cũng như các công trình ở khu vực cửa sông ven biển, ven thềm lục địa,…
Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để có khả năng tự nghiên cứu phát triển các cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, đồng thời vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong việc thi công công trình bến cảng, công trình thủy công, công trình đường thủy tại nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Ở ĐH Bách khoa Đà Nẵng, tiền thân của ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy là ngành Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, DUT đã đào tạo ra hàng ngàn kỹ sư Xây dựng Công trình thủy, đóng góp phần to lớn trong quá trình xây dựng đất nước. Đặc biệt trong các lĩnh vực phòng chống thiên tai, quản lý nguồn nước, trị thuỷ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đội ngũ giảng viên đào tạo chuyên ngành đều là các tiến sĩ có chuyên môn cao, và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
Thời gian đào tạo ngành Xây dựng Công trình thủy tại DUT sẽ kéo dài từ 4 – 5.5 năm. Chương trình đào tạo được thiết kế dành cho 02 hệ: Cử nhân: 130 tín chỉ; Kỹ sư: 180 tín chỉ. Nội dung chính trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy của DUT bao gồm: Quản lý và thi công các công trình xây dựng; Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS và các công cụ hiện đại vào việc quản lý tài nguyên nước; Tính toán, xử lý vấn đề ngập lụt, thoát nước trong lĩnh vực xây dựng đô thị.
Đặc biệt, DUT thiết kế chương trình học cho các môn dựa theo phương pháp Project-based Learning – PBL (dạy học qua dự án) – Dựa trên Phương pháp giảng dạy chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới. Project-based Learning được đánh giá cao, giúp sinh viên có thể áp dụng các kỹ năng liên ngành, liên môn để đột phá ra hơn so với nội dung sách vở, giúp sinh viên tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự học, tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, các kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm.
Sinh viên đăng ký học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy đều có thể đăng ký học văn bằng 2 song song trong thời gian đào tạo tùy thuộc vào năng lực và nhu cầu của mỗi bạn. Khi tốt nghiệp, sinh viên có nhận về tay văn bằng thứ 2 (Kỹ sư kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ sư kinh tế quản lý dự án, Kỹ sư kỹ thuật công trình giao thông), bên cạnh bằng Kỹ sư xây dựng Công trình Thủy.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng | Kỹ thuật xây dựng công trình thủy | Kỹ thuật xây dựng | 789 | 18.68 | 17 | 17.48 | 15 | 18.4 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Học bạ | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy |
4. Cơ hội việc làm
Khi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, con người sẽ phải đối diện với những vấn đề về phòng chống lũ lụt và thiên tai, về bảo vệ tài nguyên nước, về giao thông thủy,…, bởi vậy nhu cầu xây dựng các công trình liên quan đến nguồn nước ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.
Theo số liệu khảo sát những năm gần đây của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, hầu hết 100% sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ đều tìm được việc làm phù hợp hoặc có năng lực tự tạo công việc cho mình. Hiện nay, có rất nhiều cựu sinh viên DUT đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty xây dựng công trình thủy, Công ty tư vấn, Công ty quy hoạch quản lý tài nguyên nước trên cả nước. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi ra trường có cơ hội nhận được học bổng đào tạo nâng cao chuyên môn tại các nước tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, một số vị trí các bạn có thể đảm nhận:
– Các Sở, Ban ngành quản lý liên quan đến phòng chống thiên tai, tài nguyên nước;
– Ban quản lý dự án xây dựng;
– Các Tổng công ty hoặc Công ty xây dựng
– Giảng viên chính chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, các bộ môn liên quan xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng;
– Mở công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và chân thực nhất để có sự lựa chọn ngành học đúng đắn.
- Review trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DUT): Trung tâm nghiên cứu số 1 về khoa học kỹ thuật miền Trung
- Xây dựng công trình ngầm đô thị - Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
- Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp (Kỹ thuật xây dựng) - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
- Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
- Kỹ thuật hóa học - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng