Chuyên ngành Quan hệ công chúng - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Review ngành Quan hệ công chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Ngành mới nhưng “không lo chết đói”
Bạn là người tự tin, năng động, sáng tạo, yêu thích các hoạt động cộng đồng, đi trải nghiệm thực tế… thì bạn là người rất phù hợp với ngành Quan hệ công chúng đó nhé. Vậy Quan hệ công chúng là gì? Bạn sẽ học gì? Cơ hội việc làm ra sao? Tất tần tật những câu hỏi của các bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
1. Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (Public Relation – PR) là ngành đào tạo sinh viên nghiên cứu, lên kế hoạch, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa các tổ chức. Người làm PR sẽ phụ trách việc gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức với công chúng để hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của họ đối với doanh nghiệp, tổ chức của mình.
Quan hệ công chúng chính là một ngành truyền thông truyền thống có trách nhiệm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên nhiều nền tảng. Thông qua các chiến dịch được triển khoa để thu lại thiện cảm của nhóm công chúng đối tượng.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt của thời đại thế giới phẳng hiện nay, ngành Quan hệ công chúng giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp giữ được cái hồn, cái chất để cái tên của thương hiệu mãi “sống” trong lòng công chúng theo thời gian.
2. Chương trình đào tạo
Nhiều bạn học sinh nói rằng người thân mình rất mơ hồ về ngành Quan hệ công chúng, không hiểu học gì và làm gì sau này. Nên có những bạn rất khó để thuyết phục bố mẹ cho phép lựa chọn ngành học này. Vậy thì bạn hãy đến tìm đến thông tin chương trình đào tạo ngành PR của học viện Báo chí và Tuyên truyền để bố mẹ, người thân có thể hiểu hơn về ngành này nhé.
Chương trình đào tạo của trường sẽ là 4 năm gồm 175 đơn vị học trình chưa bao gồm 7 đơn vị học trình giáo dục thể chất và 165 tiết giáo dục quốc phòng. Cụ thể các học phần đặc thù sau:
Các môn giáo dục đại cương (69 đvht):
– Tâm lý học đại cương
– Chính trị học đại cương
– Xã hội học đại cương
– Xây dựng Đảng
– Quản lý hành chính nhà nước
– Kinh tế học đại cương
– Pháp luật đại cương
– Cơ sở văn hoá Việt Nam
– Lịch sử văn minh thế giới
– Tiếng Việt thực hành
…
Khối kiến thức cơ sở ngành (26 đvht):
– Nhập môn Quảng cáo
– Tác động Quảng cáo trong xã hội#
– Lý thuyết truyền thông
– Các phương tiện báo chí truyền thông
– Marketing
– Ngôn ngữ truyền thông
– Luật và đạo đức báo chí truyền thông
– …..
Các môn chuyên ngành (58 đvht):
– Nhập môn Quan hệ công chúng
– Kỹ năng giao tiếp đàm phán
– Thiết kế trình bày cho Quan hệ công chúng
– Thuật ngữ PR
– Xây dựng và phát triển thương hiệu
– Công cụ Quan hệ công chúng
– Lập kế hoạch Quan hệ công chúng
– Truyền thông tích hợp (IMC)
– Công chúng truyền thông
– Quan hệ công chúng ứng dụng
– Quản lý vấn đề và quản lý khủng hoảng
– Tổ chức sự kiện
– Nghiên cứu và đánh giá Quan hệ công chúng
…
3. Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền | Quan hệ công chúng | Quan hệ công chúng | 38.02 | 36.02 | 36.52 | 36.52 | 37.6 | 35.85 | 9.4 | 36.35 | 38.07 | 36.82 | 36.32 | 36.32 | 9.57 | 36.82 | 38.07 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40 | Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40 | Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40 | Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40 | Thang điểm 40. Điểm TN THPT | Thang điểm 40. Điểm TN THPT | Xét học bạ | Thang điểm 40. Điểm TN THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT | Quan hệ công chúng chuyên nghiệp | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Ngành Quan hệ công chúng là ngành học thuộc khối đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu và bậc nhất của trường báo. Không giống như các chương trình đào tạo của các trường khác nặng về kiến thức, sinh viên sẽ vùi đầu vào sách vở thì học trường báo bạn sẽ được học các lên các chiến dịch, thực hiện chiến dịch với các sản phẩm, thương hiệu thực tế. Bạn sẽ thực sự bị deadline dự án dí “sấp mặt” ngay từ năm nhất đại học.
Chính vì vậy, sau khi ra trường sinh viên sẽ có kinh nghiệm thực tế trong nghề nghiệp có lợi thế hơn rất nhiều so với sinh viên trường khác. Một điều tất yếu là sinh viên trường báo sẽ luôn được các doanh nghiệp và tổ chức chào đón ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Các vị trí bạn sẽ đảm nhiệm khi ra trường rất đa dạng:
– Chuyên viên/quản lý tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp (Agency) trong và ngoài nước.
– Nhân viên truyền thông, PR, Marketing cho tất cả các tổ chức của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
– Nghiên cứu viên khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.
– Cán bộ tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị – xã hội của Đảng và Nhà nước.
5. Sinh viên nổi bật
Sinh viên ngành quan hệ công chúng nói riêng và khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo nói chung đều rất năng động, tự tin, sáng tạo và ham học hỏi. Nhờ vậy sinh viên ngay khi còn trên ghế nhà trường đã tích lũy kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Khi ra trường sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành cao với những cái tên nổi bật như Phạm Công Tố (MC ấn tượng của VTV6), Hứa Hải Anh (Senior PR consultant của Le Bros), Lê Thùy Linh (Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc niên khóa 2008 – 2012, hiện là giảng viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo).
Mình hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về ngành Quan hệ công chúng của Học viện Báo chí và Truyền truyền đã giúp bạn hiểu hơn về ngành này. Dù đây là một ngành còn mới với học sinh, sinh viên của Việt Nam, nhưng cơ hội phát triển rất rộng mở. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của bản thân!
- Review Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Ngôi trường hàng đầu đào tạo ngành báo chí và truyền thông
- Quan hệ công chúng - Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
- Quan hệ công chúng - Đại học Công Nghệ TPHCM
- Kinh tế chính trị - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
- Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền