Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 30, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Thương mại quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Review chuyên ngành Thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Ngành hot có thực sự dẫn lối tới thành công?

Nổi tiếng là một trong những trường đại học top đầu cả nước về đào tạo ngành kinh tế, trường Đại học Ngoại thương (FTU) có thể mạnh đào tạo các chuyên ngành về xuất nhập khẩu, một trong số đó là chuyên ngành Thương mại quốc tế. Hãy cùng theo chân chúng mình tìm hiểu về chuyên ngành hót hòn họt này nhé!

(Nguồn: Fanpage FTU CORNER)

1. Giới thiệu

Thương mại quốc tế nghiên cứu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Chuyên ngành Thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương thuộc ngành Kinh tế, được Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đưa vào tuyển sinh từ năm 2008. Mục tiêu đào tạo là rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, thành thạo Ngoại ngữ, tin học văn phòng và các kỹ năng khác để đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động trong thời đại 4.0.

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành202420232021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Thương mại quốc tế Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế 028.128.5
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Các tổ hợp chênh lệch 0.5 điểm so với tổ hợp A00;
Điểm thi TN THPT

3. Chương trình đào tạo

  • Về kiến thức: 
    • – Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế, phương pháp luận, tư duy về lý luận chính trị,…
    • – Đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành như Thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, pháp luật trong thương mại quốc tế, các nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế trong nước và trên thế giới.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, và lĩnh vực kinh tế nói chung.
    • – Kỹ năng áp dụng kiến thực vào nghề nghiệp thực tiễn.
    • – Nghiên cứu, phân tích, sáng tạo và đổi mới các ý tưởng, mô hình kinh doanh, hoạt động thương mại quốc tế.
    • – Kỹ năng làm việc nhóm, lên kế hoạch, thuyết trình, giao tiếp,…
    • – Kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống.
    • – Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh (Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…
  • Một số môn học tiêu biểu:

(Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Cơ hội sau đào tạo

  • Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Thương mại quốc tế sau khi ra trường có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tập đoàn đa và xuyên quốc gia về lĩnh vực Thương mại quốc tế, đại diện thương mại của nước ngoài hay tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hiệp hội ngành nghề, đảm nhận các vị trí việc làm liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trong các tổ chức định chế quốc tế, hoạch định chính sách thương mại quốc tế, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường; hay tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực Thương mại quốc tế,…

Tại trường Đại học Ngoại thương, chương trình học của sinh viên bao quát kiến thức ở nhiều lĩnh vực nhằm giúp sinh viên mở rộng kiến thức và có thể đảm nhận công việc ở nhiều vị trí khác nhau thuộc lĩnh vực kinh tế bên cạnh chuyên ngành học chính. Trường cũng thường xuyên tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp, ngày hội việc làm để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn, nâng cao cơ hội tìm kiếm công việc cho sinh viên ngay khi còn trên giảng đường đại học.

Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa tại Đại học Ngoại thương rất nổi trội. Với gần 40 câu lạc bộ trải dài từ các câu lạc bộ chuyên môn, sở thích, tình nguyện giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm, khám phá và xác định nghề nghiệp phù hợp với lợi thế, đam mê của bản thân. Ví dụ, sinh viên câu lạc bộ MC và thời trang FTU thường định hướng phát triển công việc MC, người mẫu,… Các học hậu, hoa khôi từ Đại học Ngoại thương đề xuất thân từ thanh viên câu lạc bộ này.

  • Cơ hội học tập sau đào tạo

Trong quá trình học tại Đại học Ngoại thương, sinh viên có thể lựa chọn học song bằng để nghiên cứu một chuyên ngành khác bên cạnh chuyên ngành chính. Sinh viên cũng được tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các chương trình học chuyển tiếp sang các trường đại học uy tín nước ngoài là đối tác của Đại học Ngoại thương theo các chương trình 2+2, 3+1. Hiện nay, Khoa Đào tạo quốc tế FTU có các chương trình liên kết hệ Cử nhân với: ĐH Bedfordshire (Anh Quốc), ĐH Angelo State (Hoa Kỳ), ĐH New Brunswick (Canada), và rất nhiều chương trình chuyển tiếp với các đối tác: ĐH Griffith (Úc), ĐH Macquarie (Úc), ĐH Auckland (New Zealand),,…

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp đại học có thể tham gia các chương trình đào tạo sau đại học tại trường, nhận các học bổng, ưu đãi học phí theo thỏa thuận ký kết giữa Đại học Ngoại thương và các trường đối tác. Tại FTU hiện nay có 02 chương trình liên kết hệ Sau đại học với: ĐH Tây Anh Quốc (Anh Quốc), ĐH Sunderland (Anh Quốc). Cùng với đó, trường cũng là một thành viên trong Quỹ học bổng PSU Việt Nam – Quỹ học bổng lớn nhất tới từ trường ĐH Portland State (Hoa Kỳ); Quỹ học bổng 60% học phí của ĐH Angelo State (Hoa Kỳ);… 

Thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, do đó chuyên ngành này gần như sẽ không bao giờ hạ nhiệt trên thị trường lao động. Hy vọng bài viết “Review chuyên ngành Thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Ngành hot có thực sự dẫn lối tới thành công?” giúp các em có cái nhìn rõ hơn về chương trình học, định hướng phát triển sau khi ra trường khi lựa chọn chuyên ngành hot hit này nhé!

Tin tức mới nhất