Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 26, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Thủy văn học - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)

Review ngành Thủy văn học – Đại học Thủy Lợi (TLU): Có phải học chỉ làm nhà khoa học?

Như chúng ra đã biết, nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của con người và các sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, rất ít người biết tới ngành khoa học liên quan với nước, với sự  phân phối, vận động cũng như chất lượng của nước trên toàn bộ trái đất này – được gọi là ngành thủy văn học. Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc ngành học thú vị này.

Ngành Thủy văn học

1. Tổng quan về ngành Thủy văn học

Thủy văn học có tên tiếng Anh đọc là Hydrology. Thủy văn học là ngành khoa học tập trung nghiên cứu về sự  phân phối, vận động và chất lượng của nước trên Trái đất. Vì vậy,  trong lĩnh vực này vòng tuần hoàn nước, các nguồn nước rất được quan tâm chú trọng. Đồng thời, Thủy văn học còn là một ngành Khoa học Trái đất nghiên cứu về chu trình của nước, bao gồm sự trao đổi giữa bề mặt trái đất, khí quyển và dưới lòng đất. Ngoài ra, ngành còn nghiên cứu về  hiện tượng xói mòn, sự chảy, các dòng chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Những người nghiên cứu, đào tạo về thủy văn học được gọi là Nhà thủy văn học. Các lĩnh vực mà họ làm việc liên quan rất đa dạng như: khoa học môi trường, khoa học Trái đất, kỹ thuật môi trường. kỹ thuật xây dựng, …

Ngành Thủy văn là một ngành khoa học cơ bản rất cần thiết trong  xây dựng, quy hoạch, khai thác và quản lý các dự án công trình thủy lợi , thủy điện, xây dựng, mỏ, giao thông (cầu đường),.

Sinh viên đào tạo chuyên ngành Thủy văn học sẽ được đào tạo những kiến thức về vật lý, toán, tin học… cùng với các phương pháp tính toán trong phục vụ trực tiếp các lĩnh vực công nghiệp,  nông nghiệp, du lịch, môi trường, giao thông vận tải,….

2. Đào tạo ngành Thủy văn học –  Đại học Thủy Lợi (TLU)

Ngành Thủy Văn là một trong những ngành truyền thống của Đại học Thủy Lợi được thành lập từ năm 1970 đến nay đã đào tạo khoảng 2000 kỹ sư, 180 Thạc sĩ, 34 Tiến sĩ đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Có rất nhiều thế hệ sinh viên sau khi ra trường đã và đang nắm giữ những cương vị cao trong các cơ quan nhà nước, các công ty, trường và viên nghiên cứu.

Trường Đại học Thủy lợi tập trung đào tạo kỹ sư thuộc lĩnh vực thuỷ văn, tài nguyên nước. Về kiến thức dành cho Kỹ sư Thuỷ văn và tài nguyên nước, ngoài kiến thức cơ bản còn được trang bị các kiến thức về: Sự phân bố nước theo không gian và thời gian; Số lượng và chất lượng nước; Giải pháp kỹ thuật quản lý và khai thác tài nguyên nước; Cảnh báo và dự báo rủi ro do nước gây ra. Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

Khi hoàn thành khóa học, sinh viên chuyên ngành Thủy văn học sẽ:

– Có trình độ chuyên môn thủy văn tốt

– Có trình độ tiếng Anh A2 chuẩn châu Âu để có thể giao tiếp trong công việc và du học

– Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm chuyên môn và được nâng cấp chứng chỉ Mô hình toán thủy văn (được công nhận trên toàn quốc).

– Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình được nâng lên

Chương trình đào tạo khung chương trình trình độ đại học hệ chính quy theo học chế tín chỉ: 

Ngoài ra, TLU còn có Chương trình đào tạo bậc Cao học chuyên ngành Thuỷ văn học được tiến hành ngày 30/08/ 2011 của Hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi theo Quyết định số 945a/QĐ-ĐHTL.

Thời gian đào tạo bậc cao  học  là 1,5 năm với tổng 44 tín chỉ. Trong đó bao gồm các môn học 02 khối: Khối kiến thức chung; Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Khối kiến thức chung sẽ có tổng số tín chỉ của các môn học là 4 tín chỉ. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành có tổng số tín chỉ là 40. Bao gồm, Các học phần bắt buộc:18 tín chỉ, Các học phần tự chọn: 14 tín chỉ và cuối cùng Luận văn tốt nghiệp là  8 tín chỉ.

Sinh viên chuyên ngành Thủy văn học tại TLU có rất nhiều cơ hội tham gia thực tập các dự án cở các viện, các cơ sở cở hợp tác cùng với nhà trường, đồng thời các bạn còn được tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài nguyên nước và đã đạt được nhiều giải thưởng cao: giải Panasonic, VIFOTEC, Sony xanh, Loa Thành,….

GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng TLU chúc mừng các sinh viên đạt giải thưởng Loa Thành năm 2020

3. Điểm chuẩn ngành Thủy văn học –  Đại học Thủy Lợi (TLU)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) Thủy văn học Thuỷ văn học 21.0119.1517.418.116.85
Ghi chú

Học bạ

Tài nguyên nước và môi trường; Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=5.4; TTNV<=8

Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 5.4
Tiêu chí phụ 2 TTNV ≤1

Học bạ

Điểm thi TN THPT
Kèm tiêu chí phụ

4. Cơ hội việc làm

Hiện nay, mức thu nhập của ngành Thủy văn học đang được xếp theo quy định của nhà nước. Thu nhập trung bình trong khoảng 7 – 12 triệu/tháng. Ngoài ra, những người công tác trong ngành có thể được hưởng trợ cấp từ các nguồn khác theo ngạch, bậc và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có). Đồng thời, cán bộ trong ngành cũng được hưởng các phúc lợi theo quy định của cơ quan làm việc cũng như quy định bộ luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, thu nhập của các bạn sẽ có thể cao hơn nhiều lần hiện tại nếu các bạn có cơ hội làm việc tại các trung tâm  nghiên cứu nước ngoài về lĩnh vực này.

Một số vị trí việc làm dành cho sinh viên tốt  nghiệp chuyên ngành Thủy văn học:

– Các Viện, Trung tâm nghiên cứu:  Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện khí tượng Thủy văn, Viện địa chất, Viện Hải dương học,…

– Cán bộ làm việc tại Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an, Tổng cục khí tượng thủy văn,.

– Làm việc tại các phòng ban quản lý: Quản lý tài nguyên nước, quản lý môi trường, quản lý đo đạc bản đồ… ở các Sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh, thành phố.

– Làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, đường thủy, hàng hải như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…

– Làm việc tại các đơn vị Quy hoạch, tư vấn, điều tra liên quan đến Tài nguyên nước và Môi trường.

– Làm việc tại các công ty thiết kế, tư vấn công trình thủy (thủy lợi,  thủy điện, giao thông,…).

– Làm việc tại Liên đoàn Địa chất Công trình –  Địa chất Thủy văn.

– Một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.

– Tham gia làm giảng viên chuyên ngành Thủy văn học tại các trường Đại học, cao đẳng.

Qua bài viết trên, hi vọng các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học Thủy văn học của đại học Thủy Lợi, và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho ngành học tương lai của mình.

Tin tức mới nhất