Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
Review chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Đầu vào dễ thở, học miễn phí
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh là nghe tên là biết học về gì rồi. Vậy ngoài kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh thì khi học chuyên ngành này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền các bạn còn được trau dồi thêm những kiến thức kỹ năng nào nữa? Bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết nhé.
Mục lục
1. Giới thiệu về chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh trực thuộc khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là chuyên ngành thuộc khối lý luận của Học viện với chỉ tiêu đào tạo khoảng 40 sinh viên mỗi khóa.
Tính đến nay, chuyên ngành đã đào tạo gần 1.000 cử nhân Tư tưởng Hồ Chí Minh hệ chính quy, 100 thạc sĩ Hồ Chí Minh học. cung như tham gia, bồi dưỡng đào tạo hàng chục nghìn nhà báo, biên tập viên xuất bản và giảng viên lý luận chính trị cho Đảng và Nhà nước.
Sinh viên theo học chuyên ngành này được đào tạo về kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới hiện đại, về đất nước và con người Việt Nam trên các phương diện: truyền thống, lịch sử, tâm lý, văn hóa… Đồng thời, người học sẽ được rèn luyện kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm cơ bản, nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động tư tưởng của Đảng.
Đặc biệt, khi theo học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sinh viên sẽ được miễn hoàn toàn học phí. Đây là một trong những ưu ái dành riêng cho sinh viên mà các bạn nên tận dụng nhé.
2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phương thức xét tuyển
Hiện nay, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh xét tuyển đầu vào theo 4 phương thức, gồm:
Xét tuyển học bạ (tối đa 30% chỉ tiêu). Điểm xét tuyển là tổng điểm TBC của 5 học kỳ THPT không tính học kỳ II lớp 12 và điểm ưu tiên/khuyến khích.
Xét tuyển căn cứ và kết quả thi tốt nghiệp THPT (tối đa 70% chỉ tiêu). Điểm xét tuyển dựa vào điểm thi tổ hợp các môn theo khối:
– Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội (C15)
– Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên (A16)
– Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)
Xét tuyển kết hợp (tối đa 20% chỉ tiêu).
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (không giới hạn chỉ tiêu).
Chương trình đào tạo
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí minh có chương trình đào tạo 4 năm với 130 tín chỉ. Sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực hành, thực tế và thực tập nên đảm bảo được tính khoa học, hiện đại. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân và chứng nhận cao cấp lý luận chính trị.
Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể dùng một từ để miêu tả đó là “Perfect”. Gồm 1 PGS, 3 TS, 2 nghiên cứu sinh TS, 5 ThS, ngoài ra đội cộng tác viên tham gia giảng dạy gần 20 GS, PGS, TS, giảng viên cao cấp.
Hoạt động ngoại khóa
Xin bạn đừng vội nghĩ rằng học Tư tưởng Hồ Chí Minh rất khô khan, tẻ nhạt, ít các hoạt động ngoại khóa mà oan uổng cho chuyên ngành cũng như khoa lắm đó. Các bạn sinh viên học tại khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau nhé.
Chương trình chào đón tân sinh viên cực hoảng tráng với rất nhiều hoạt động thú vị. Từ biểu diễn văn nghệ, tài năng đến giao lưu chào hỏi…
Hoạt động rèn luyện để trở thành đảng viên Đảng CSVN. Các bạn sẽ thường xuyên được tham gia các chương trình, hoạt động bồi dưỡng để đủ tư cách trở thành một Đảng viên mẫu mực.
Tham gia sinh hoạt tại CLB Danh nhân Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên tình nguyện, hội văn nghệ xung kích…. Bên cạnh, việc được trang bị các kiến thức chuyên ngành trên giảng đường thì tham gia các câu lạc bộ sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị, mở rộng mối quan hệ, trở nên năng động, sáng tạo hơn.
Tham quan, thực tế tại các cơ quan tuyên giáo các cấp, các di tích lịch sử cách mạng và viện bảo tàng. Đây là cơ hội để các bạn được tiếp xúc trực tiếp với những gì đã được học cũng như công việc cụ thể liên quan đến chuyên ngành rất tốt cho việc phát triển bản thân về sau.
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Chính trị học | 24.17 | 8 | 23.83 | 23.83 | 6.9 | 22 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm TN THPT | Điểm TN THPT | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Có lẽ nhiều bạn quan niệm rằng cơ hội nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ bị bó hẹp trong một số công việc nhất định. Trên thực tế thì nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường làm ở nhiều vị trí công việc khác nhau.
Bên cạnh, việc làm giảng viên dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường ĐH, CĐ, các trường chính trị của thành phố, tỉnh… hay cán bộ nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, cán bộ tham mưu, tư vấn về văn hóa tư tưởng trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương. Sinh viên ra trường của chuyên ngành này còn có thể công tác ở các vị trí như chuyên viên báo chí phụ trách mảng lý luận của các báo, tòa soạn, tạp chí, cán bộ tuyên giáo của Đoàn thanh niên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, hoặc cán bộ chuyên môn làm tại các UBND từ cấp phường trở lên.
Đến đây hẳn các bạn đã hiểu hơn về chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền rồi phải không. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn đưa ra được quyết định phù hợp nhất với bản thân mình. Chúc các bạn thành công trên con đường sẽ chọn.