Review ngành Công nghệ truyền thông – Học một ngành làm được trăm việc
Công nghệ truyền thông đang là lĩnh vực vô cùng hấp dẫn với giới trẻ. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại mới, các công ty cũng cần tuyển nhiều nhân sự cho vị trí truyền thông, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn bao giờ hết. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến ngành Công nghệ truyền thông thì nhất định phải biết những thông tin trong bài viết này!
Mục lục
- 1. Ngành Công nghệ truyền thông là gì?
- 2. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ truyền thông
- 3. Các khối thi tuyển của ngành Công nghệ truyền thông
- 4. Thu nhập trung bình của ngành Công nghệ truyền thông có cao không?
- 5. Tố chất nào cần thiết cho ngành Công nghệ truyền thông?
- 6. Học ngành Công nghệ truyền thông ở đâu?
1. Ngành Công nghệ truyền thông là gì?
Công nghệ truyền thông hay còn được gọi là Quản trị công nghệ truyền thông, là ngành học về quá trình sản xuất truyền thông bằng những công nghệ hiện đại. Đó có thể là sản xuất chương trình truyền hình, phim ngắn, phim điện ảnh, tiểu phẩm, phim quảng cáo,… và quá trình marketing, kinh doanh ấn phẩm truyền thông như phim ảnh, chương trình, nội dung quảng cáo,…
Theo đó, ngành Công nghệ truyền thông sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển, sản xuất và quản trị kinh doanh các ấn phẩm truyền thông. Các bạn sinh viên cũng được nghiên cứu về quá trình quản lý, tổ chức công việc trong ngành sản xuất nội dung truyền thông.
Một số môn học tiêu biểu của ngành Công nghệ truyền thông như: Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông, Truyền thông đa phương tiện, Xây dựng chương trình Truyền hình, Xuất bản Truyền thông, Sản xuất phim truyện,…
2. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ truyền thông
Nếu như trước kia, con người quen với những công cụ đơn giản trong việc truyền thông thì ở giai đoạn này, truyền thông lại cần sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin để sáng tạo ra những sản phẩm truyền thông có giá trị và hiệu quả cao hơn. Đây cũng là một xu hướng không thể chối bỏ của thời đại, mang đến cơ hội việc làm vô cùng đa dạng cho người học.
Là một ngành có cơ hội làm việc rộng mở như Công nghệ truyền thông thì khi ra trường các bạn có thể làm rất nhiều công việc như:
– Làm việc ở các công ty chuyên về truyền thông: Công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, công ty nghiên cứu thị trường,…
– Chuyên viên tổ chức các sự kiện quảng cáo, hoạt động truyền thông
– Chuyên viên marketing, PR tại các doanh nghiệp và công ty thuộc mọi ngành nghề
– Phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tại các đài phát thanh, tòa soạn báo in và báo mạng, các đài truyền hình cấp trung ương và địa phương
– Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở những trường trung cấp, cao đẳng, đại học, hay trường THPT về lĩnh vực Công nghệ truyền thông
– Làm ở bộ phận nghiên cứu các ứng dụng hoặc chương trình truyền thông, truyền hình, game, website, quảng cáo,… Chuyên quản lý sản xuất, điều phối sản xuất, kinh doanh thời lượng phát sóng, tác phẩm phát thanh truyền hình,…
3. Các khối thi tuyển của ngành Công nghệ truyền thông
– A16: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên
– A01: Toán, Hóa học, Vật lý
– C02: Ngữ Văn, Hóa học, Toán
– C00: Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý
– C15: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân
– D14: Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh
– D02: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga
– D15: Tiếng Anh, Ngữ văn, Địa lí
4. Thu nhập trung bình của ngành Công nghệ truyền thông có cao không?
Vì là một ngành cần nhu cầu lao động vô cùng lớn nên mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp Công nghệ truyền thông khá hấp dẫn. Đối với những bạn mới ra trường còn cần người hướng dẫn, thu nhập rơi vào 6-8 triệu đồng/ tháng. Những người có kinh nghiệm thì thu nhập khoảng từ 8 – 10 triệu đồng. Còn đối với các cấp quản lý cao hơn, thu nhập nằm trong khoảng 15 – 22 triệu đồng/ tháng. Một trong những đặc thù của ngành này là bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm công việc ngoài giờ hành chính với mức thu nhập cũng rất hấp dẫn.
5. Tố chất nào cần thiết cho ngành Công nghệ truyền thông?
Nếu bạn có những tố chất sau, chắc chắn bạn sẽ vô cùng thích hợp với Công nghệ truyền thông đấy:
– Ham học hỏi để có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực
– Nhạy cảm với mọi thứ, luôn luôn sáng tạo
– Niềm yêu thích với ngành Công nghệ và truyền thông
– Có chí tiến thủ, không ngừng khám phá cái mới
– Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp tốt
– Sự nghiêm túc và tính kiên trì khi làm việc
– Có sự tự tin, bản lĩnh, dám đối đầu với khó khăn trong công việc
– Có kỹ năng quản lý, làm việc nhóm và làm việc độc lập
– Khả năng tổng hợp, nắm bắt thông tin nhanh chóng
6. Học ngành Công nghệ truyền thông ở đâu?
Hiện nay có một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ truyền thông là:
– Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
– Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
– Ngoài ra tại Đại học Kinh tế – Tài Chính TPHCM, ngành công nghệ truyền thông được chia làm hai ngành chính là Kinh doanh sản phẩm truyền thông và Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông. Nếu bạn yêu thích ngành này thì có thể tham khảo các trường trên nhé!
Thời buổi số hóa hiện nay luôn cần rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông. Vậy nên nếu đọc xong bài viết trên bạn cảm thấy mình phù hợp với nghề này thì đừng chần chừ nữa, đăng ký học ngay đi nhé!
Nếu vẫn chưa biết nên ghi tên ngành, trường ĐH nào vào phiếu đăng ký nguyện vọng, em có nhờ sự trợ giúp tận tình của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của HOCMAI. Học sinh được thực hiện bài trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI hoàn toàn MIỄN PHÍ và được chuyên gia giải đáp tất cả thắc mắc trong 30 phút trao đổi trực tiếp. Tìm hiểu ngay!
>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<
– Tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia 15 năm kinh nghiệm trong tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
– Gỡ bỏ phân vân khi lựa chọn phương thức tuyển sinh
– Tăng tỉ lệ đỗ đại học
– Chọn ngành có cơ hội việc làm cao
– Chọn trường phù hợp với năng lực
– Định hướng lộ trình học và thi cử phù hợp