Tuyển sinh 2023: Thí sinh cần giữ cái đầu “lạnh” giữa “cơn sốt” của các kỳ thi riêng
Ở thời điểm hiện tại, tuyển sinh năm 2023 có thể nói là phức tạp nhất trong các năm gần đây, các kỳ thi riêng “mọc lên như nấm”. Tuy nhiên, thí sinh phải thật sự tỉnh táo, tránh xao nhãng, sa đà vào “ma trận” kỳ thi riêng dẫn tới kết quả chung không được như kỳ vọng.
Mục lục
1. “Ma trận” các kỳ thi riêng, thí sinh “quay cuồng”
Tính tới thời điểm hiện tại đã có tới 7 kỳ thi riêng với hình thức và mục tiêu đánh giá thí sinh khác biệt. Cụ thể:
Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi đã khá quen thuộc với các thí sinh trong nhiều năm nay và thu hút số lượt thi thi cao kỷ lục. Theo ghi nhận, đã có tới 60 trường đại học đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này trong xét tuyển. Xem thêm về kỳ thi
Ngoài ra, kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng được rất nhiều trường đại học, thí sinh đón nhận.
Năm 2022, Bộ Công an cũng đã tổ chức một kỳ thi đánh giá riêng bên cạnh kết quả thi Tốt nghiệp THPT với độ khó cao hơn nhằm tăng độ phân loại cho các thí sinh. Trong đó, điểm bài thi tốt nghiệp THPT chiếm 40% tổng điểm xét tuyển, bài thi đánh giá năng lực chiếm 60%. Như vậy, thí sinh sẽ phải tập trung ôn tập cùng lúc cho cả 2 kỳ thi.
Đặc biệt, 2 trường sư phạm lớn nhất cả nước cũng tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực là ĐH Sư phạm Hà Nội (Xem thêm về kỳ thi) và Đại học Sư phạm TP.HCM (Xem thêm về kỳ thi).
Xem thêm: Tất tần tật về các kỳ thi riêng được sử dụng trong tuyển sinh ĐH-CĐ
Các kỳ thi chồng chéo cùng nhiều phương thức tuyển sinh khiến các thí sinh “quay cuồng” không biết nên chọn kỳ thi riêng nào, xét tuyển vào trường đại học nào, ôn thi như thế nào? Đứng giữa “ma trận” tuyển sinh này, có lẽ thí sinh nào cũng khó có thể giữ được sự tỉnh táo. Vậy thí sinh có nên tham gia ôn nhiều kỳ thi không, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo nhé!
2. Phương thức tuyển sinh đa dạng nhưng chỉ được trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất
Năm nay, nhằm giảm sự phụ thuộc vào phương thức xét điểm thi Tốt nghiệp THPT, các trường ĐH-CĐ lựa chọn giải pháp sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, phân bố lại chỉ tiêu cho từng phương thức. Do đó, thí sinh thay vì biết điểm rồi mới chọn trường như xưa thì phải chọn trường trước rồi nghiên cứu phương án tuyển sinh của từng trường, lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT từ năm 2022 đã tổ chức lọc ảo 1 lần duy nhất cho tất cả phương thức xét tuyển, do đó, dù thí sinh sử dụng phương thức nào thì cũng chỉ có 1 cơ hội nhập học duy nhất.
Việc tổ chức nhiều kỳ thi riêng, đa dạng phương thức tuyển sinh mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển, tuy nhiên cũng có mặt bất lợi. Thí sinh nếu sa đà, tham vọng mà tham gia quá nhiều kỳ thi sẽ bị xao nhãng, rối khi phải ôn thi quá nhiều bởi mỗi kỳ thi có hình thức đánh giá khác nhau. Các thí sinh chỉ nên tập trung cao cho lựa chọn của mình để đạt kết quả cao nhất thay vì phân bố thời gian cho nhiều kỳ thi nhưng kết quả không như kỳ vọng.
Theo TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM, thí sinh chỉ nên đăng ký tham dự các kỳ thi riêng nếu cần dựa trên nguyện vọng vào trường, không nên tham gia tất cả các kỳ thi để thử sức. Ví dụ, thí sinh muốn vào các trường của ĐH Quốc gia TPHCM thì nên thi thêm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức, thí sinh có nguyện vọng vào trường ĐH Sư phạm TPHCM thì nên thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường,…
Bàn về chủ đề này, TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cũng có những chia sẻ, do số phương thức xét tuyển tăng cao nên số chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bị cắt giảm, dẫn tới điểm chuẩn cho phương thức này tiếp tục tăng cao, tình trạng trượt ĐH dù điểm số cao chót vót khả năng cao sẽ tiếp tục tái diễn.
Trước tình hình phức tạp của tuyển sinh năm nay, thí sinh cần giữ cho mình tâm thái bình tĩnh, tránh nhiễu loạn từ các nguồn thông tin của báo chí, xây dựng chiến lược đăng ký nguyện vọng phù hợp.
Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.
>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<
Tuyển sinh 2023: Giải mã “bài toán” lựa chọn phương án xét tuyển ĐH, CĐ