Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | September 13, 2024

Scroll to top

Top

Tất tần tật về các kỳ thi riêng được sử dụng trong tuyển sinh ĐH-CĐ

Nhằm giảm sự phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, nhiều trường ĐH đã tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu tuyển sinh. Kết quả của một số bài thi đánh giá năng lực được đa số trường sử dụng trong xét tuyển cũng như thu hút đông đảo thí sinh tham gia. Hãy cũng khám phá ngay để gia tăng cơ hội đỗ đại học nhé!

Xem thêm: [Infographic] 7 kỳ thi quan trọng dành cho học sinh lớp 12 để “chạm tay” vào cánh cổng đại học

1. Kỳ thi riêng tuyển sinh ĐH-CĐ là gì?

Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức, các kỳ thi riêng được xây dựng và tổ chức bởi các trường đại học nhằm kiểm tra, đánh giá thí sinh trên nhiều kỹ năng, phù hợp với mục tiêu xét tuyển của từng trường, từng lĩnh vực…

Xem thêm: Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đánh giá năng lực có gì khác nhau?

Một số kỳ thi riêng phục vụ cho xét tuyển ĐH-CĐ hiện nay như:

Các kỳ thi riêng phục vụ cho:

  • – Tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
  • – Đánh giá năng lực của học sinh THPT
  • – Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dựa trên nền tảng về năng lực cá nhân

2. Tại sao nên tham gia kỳ thi riêng?

2.1 Cơ hội

  • – Gia tăng cơ hội đỗ đại học: Các kỳ thi Đánh giá năng lực thường được tổ chức sớm hơn thi tốt nghiệp THPT và được tổ chức làm nhiều đợt, thí sinh có nhiều cơ hội cọ sát với đề thi cũng như tâm lý phòng thi, đồng thời nộp hồ sơ trúng tuyển sớm vào các trường đại học thay vì chỉ phụ thuộc vào một kỳ thi, một phương án xét tuyển như trước.
  • – Phù hợp hơn với mục tiêu xét tuyển của trường: Kỳ thi riêng do chính các trường tổ chức sẽ phù hợp với mục tiêu xét tuyển, lĩnh vực đào tạo của trường hơn kỳ thi cấp quốc gia của Bộ GD&ĐT thiên về mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Từ đó, trường có thể tuyển sinh những thí sinh phù hợp nhất với chương trình đào tạo.
  • – Phản ánh đúng năng lực của thí sinh: Do kỳ thi chỉ phục vụ công tác tuyển sinh ĐH-CĐ nên đề thi sẽ có sự phân hóa tốt hơn, phản ánh đúng và toàn diện năng lực của thí sinh.

2.2 Thách thức

  • – Dễ xao nhãng: Việc xuất hiện quá nhiều kỳ thi có thể khiến các em rơi vào trạng thái hoảng loạn, không biết lựa chọn kỳ thi nào dẫn đến ôn thi lan man, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.
  • – Khó tiếp cận: Dù kỳ thi Đánh giá năng lực đã được các trường mở rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên tính bao phủ vẫn khó mà so được với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều thí sinh điều kiện khó khăn sẽ khó tiếp cận thông tin hoặc di chuyển đến địa điểm tổ chức, nhất là ở những tỉnh thành khác.
  • – Dạng đề mới lạ: Hầu hết các kỳ thi riêng còn khá xa lạ với các thí sinh, nhất là với những em không sống ở các tỉnh thành lớn. Nhiều em tiếp cận với kỳ thi quá muộn nên thiếu thời gian ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi.

3. Cấu trúc đề thi

STT Kỳ thi Cấu trúc đề thi
1 Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN Bao gồm 150 câu hỏi, thời gian làm bài 195 phút, điểm thi tối đa 150 điểm. Đề thi gồm 3 phần:
+ Phần tư duy định lượng (toán học, thống kê và xử lý số liệu): 50 câu, thời gian làm bài 75 phút;
+ Phần tư duy định tính (văn học, ngôn ngữ): 50 câu, thời gian làm bài 60 phút;
+ Phần khoa học tự nhiên – xã hội (lý, hóa, sinh, sử, địa): 50 câu, thời gian làm bài 60 phút.
Ngoài câu hỏi trắc nghiệm, đề thi HSA của ĐHQGHN còn có các câu hỏi điền đáp án nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Tham khảo đề mẫu TẠI ĐÂY
2 Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM Gồm 3 phần với 120 câu hỏi, thời gian làm bài 150 phút theo hình thức trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn.
– Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu: gồm 30 câu hỏi
– Ngôn ngữ: bao gồm 20 câu hỏi tiếng Việt và 20 câu hỏi tiếng Anh
– Giải quyết vấn đề: gồm 50 câu Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý và Lịch sử.
Tham khảo đề mẫu TẠI ĐÂY
3 Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội Cấu trúc bài thi gồm 3 phần bắt buộc thực hiện trong 150 phút:
Phần bắt buộc:
+ Phần Toán học (60 phút): Gồm chương trình Toán lớp 11 và 12, xoay quanh các kiến thức về đại số, số học, hàm số, hình học, xác suất, thống kê.
+ Phần Đọc hiểu (30 phút): Khai thác khả năng đọc nhanh, hiểu đúng qua các báo chí, văn học, các văn bản khoa học.
+ Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút): Thông tin khoa học được biểu thị dưới dạng dữ liệu (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị), các quan điểm xung đột hay tóm tắt nghiên cứu. Câu hỏi khai thác sâu kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thí sinh phân tích, giải quyết, đánh giá hay lý giải vấn đề.
Tham khảo đề thi năm 2022 TẠI ĐÂY
Ví dụ mẫu và dạng câu hỏi năm 2023 xem TẠI ĐÂY
4 Bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức Gồm 2 phần:
– Phần trắc nghiệm: kiểm tra về lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Anh.
– Phần tự luận:

  • Mã đề CA1 kiểm tra kiến thức Toán học.
  • Mã đề CA2 kiểm tra kiến thức Ngữ văn.

Đề tham khảo chi tiết xem TẠI ĐÂY

5 Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội Gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn học:
– Bài thi Toán gồm 31 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận), thời gian làm bài trong 90 phút.
– Bài thi Ngữ văn gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
– Bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý gồm 29-30 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận), thời gian làm bài trong 60 phút.
Tham khảo đề và đáp án năm 2023 TẠI ĐÂY
6 Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM Gồm 6 bài thi. Bao gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh.
– Bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học gồm 50 câu hỏi (35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu trả lời ngắn) trong thời gian 90 phút.
– Bài thi Ngữ Văn bao gồm 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 câu nghị luận xã hội độ dài khoảng 600 từ trong thời gian 90 phút,
– Bài thi Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 4 phần ứng với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian làm bài 180 phút. Bài thi sử dụng hình thức đánh giá năng lực tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.
Tham khảo đề mẫu TẠI ĐÂY
7 Kỳ thi năng khiếu – Với các trường khối ngành mỹ thuật (khối V00), thí sinh thi vẽ tượng đầu người trên khổ giấy A3, bài thi vẽ bố cục tạo hình. Khối H00, thí sinh thi vẽ người bán thân trên khổ giấy A1 bằng bút chì đen và bài thi Bố cục trang trí màu.
– Với các trường khối ngành âm nhạc, thí sinh sẽ tham gia các bài thi về Thẩm âm, Tiết tấu, Xây dựng kịch bản sự kiện… tuỳ vào quy định cụ thể của từng trường.
8 Bài thi TestAS của ĐH Việt Đức Bao gồm một bài thi kiến thức cơ bản (Core Test) và một bài thi kiến thức khối chuyên ngành (Subject Specific Test). Bài thi kiến thức khối chuyên ngành được quy định như sau:
– Đối với ngành CSE: Bài thi về Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên;
– Đối với các ngành ECE, MEN, BCE, EPE và ARC: Bài thi về Kỹ thuật
– Đối với các ngành BFA, BBA: Bài thi về Kinh tế.
Tham khảo đề mẫu TẠI ĐÂY
9 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Ngân hàng TP.HCM Gồm 7 môn thi độc lập: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh
– Phạm vi kiến thức: 90% kiến thức chương trình lớp 12, 10% kiến thức chương trình lớp 10 và 11
– Thời gian làm bài: Môn toán 90 phút; các môn còn lại mỗi môn thi 60 phút.
Tham khảo dạng thức đề thi TẠI ĐÂY
10 Kỳ thi tuyển sinh riêng của ĐH Cửu Long Gồm 3 môn thi tuyển: Toán, Hóa, Sinh
11 Kỳ thi Đánh giá đầu vào đại học của Đại học Sài Gòn 7 môn gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Thí sinh đăng ký dự thi theo môn, có thể thi nhiều đợt, kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được sử dụng để xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi trong tổ hợp xét tuyển quy về thang 30 cộng với điểm ưu tiên đối tượng/khu vực theo quy định. Riêng môn Ngữ Văn (nếu có) trong các tổ hợp xét tuyển sẽ được lấy từ kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

4. Hình thức thi

– Thi trên máy tính: Kỳ thi ĐGNL (HSA) của ĐHQG Hà Nội, Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM, Đánh giá tư duy của ĐHBK Hà Nội, ĐGNL của ĐH Ngân hàng TPHCM, Đánh giá đầu vào đại học của Đại học Sài Gòn

– Thi trên giấy: Kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM, Đánh giá tuyển sinh ĐH CAND, ĐGNL của ĐH Sư phạm Hà Nội

5. Thời gian/ Số đợt thi

STT Kỳ thi Thời gian Số đợt thi
1 Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN – Đợt 1: 23 – 24/3/2024
– Đợt 2: 06 – 07/4/2024
– Đợt 3: 20 – 21/4/2024
– Đợt 4: 11 – 12/5/2024
– Đợt 5: 25 – 26/5/2024
– Đợt 6: 01 – 02/6/2024
6 đợt
2 Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM – Đợt 1: 7/4/2024
– Đợt 2: 2/6/2024
2 đợt
3 Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội – Đợt 1: Ngày 2 – 3/12/2023;
– Đợt 2: Ngày 20 – 21/1/2024;
– Đợt 3: Ngày 9 – 10/3/2024;
– Đợt 4: Ngày 27 – 28/4/2024;
– Đợt 5: Ngày 8 – 9/6/2024;
– Đợt 6: Ngày 15 – 16/6/2024.
6 đợt
4 Bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức 1 đợt
5 Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội Ngày 11/5/2024 1 đợt
6 Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM – Đợt 1: 29, 30, 31/3/2024;
– Đợt 2: 4, 5/5/2024;
– Đợt 3: 11, 12/5/2024;
– Đợt 4: 17, 18/5/2024;
– Đợt 5: 21, 22, 23/5/2024
5 đợt
7 Kỳ thi năng khiếu Theo Quy định của từng trường
8 Bài thi TestAS của ĐH Việt Đức Tháng 5/2024 1 đợt
9 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Ngân hàng TP.HCM – Đợt 1: 30, 31/03/2024
– Đợt 2: 13, 14/04/2024
– Đợt 3: 04, 05/05/2024
– Đợt 4: 18, 19/05/2024
4 đợt
10 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội – Đợt 1: 02/3 – 03/3/2024
– Đợt 2: 11/5/2024 – 12/5/2024
– Đợt 3: 07/2024
3 đợt
11 Kỳ thi tuyển sinh riêng của ĐH Cửu Long
12 Kỳ thi Đánh giá đầu vào đại học của Đại học Sài Gòn

6. Địa điểm thi

STT Kỳ thi Địa điểm
1 Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN Tại 10 tỉnh/ thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
2 Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM 21 tỉnh/thành phổ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bạc Liêu. Năm 2024, trường dự kiến bổ sung thêm 2 điểm thi tại Bình Phước và Tây Ninh
3 Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…
4 Bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức 3 trường: ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND, Học viện Chính trị CAND, ĐH An ninh nhân dân. Xem chi tiết
5 Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội Trường THPT Chuyên Sư phạm; Nhà K trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành; nhà C Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và điểm thi Trường Đại học Quy Nhơn.
6 Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
7 Kỳ thi năng khiếu Tại trường ĐH
8 Bài thi TestAS của ĐH Việt Đức Tại Trường ĐH Việt Đức
9 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Ngân hàng TP.HCM TP.HCM và dự kiến tại một số tỉnh khu vực phía Nam và Nam Trung Bộ
10 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội Tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
11 Kỳ thi tuyển sinh riêng của ĐH Cửu Long Tại Trường ĐH Cửu Long
12 Kỳ thi Đánh giá đầu vào đại học của Đại học Sài Gòn Tại Trường Đại học Sài Gòn

7. Các trường ĐH sử dụng trong xét tuyển

STT Kỳ thi Danh sách trường sử dụng trong xét tuyển ĐH-CĐ
1 Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN Hơn 70 trường. Xem đầy đủ danh sách
2 Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM Hơn 100 trường. Xem đầy đủ danh sách
3 Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội Hơn 30 trường. Xem đầy đủ danh sách
4 Bài thi đánh giá do Bộ Công an tổ chức Các trường công an
5 Đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội 8 trường. Xem đầy đủ danh sách
6 Đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM ĐHSP TP.HCM và ĐHSPHN
7 Kỳ thi năng khiếu Theo Quy định của từng trường tuyển sinh khối năng khiếu
8 Bài thi TestAS của ĐH Việt Đức ĐH Việt Đức
9 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Ngân hàng TP.HCM Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing
10 Bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
11 Kỳ thi tuyển sinh riêng của ĐH Cửu Long Trường ĐH Cửu Long
12 Kỳ thi Đánh giá đầu vào đại học của Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn, ĐH Ngân hàng TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing

Xem thêm: Điểm khác biệt trong bài thi Đánh giá năng lực của các trường đại học

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Để mang đến cho học sinh một lộ trình học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện, giúp các thí sinh sẵn sàng chinh phục các kỳ thi với điểm số cao nhất, trúng tuyển ĐH mơ ước.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất