Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công nghệ Hàng không vũ trụ - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Review ngành Công nghệ Hàng không vũ trụ – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN (UET): Dành cho những “mem” đam mê chinh phục không gian

Hiện nay cách mạng 4.0 đang làm thay đổi căn bản tất cả các lĩnh vực của kinh tế – xã hội, trong đó có ngành Hàng không – vũ trụ (Aerospace). Các bạn trẻ đã sẵn sàng khám phá và đầu quân vào lĩnh vực mới này chưa? Hôm nay huongnghiep.hocmai.vn sẽ giới thiệu chi tiết về ngành học mới này tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN – trường ĐH tiên phong trong đào tạo lĩnh vực Hàng không – vũ trụ.

Công nghệ hàng không vũ trụ là gì?

1. Tổng quan ngành Công nghệ hàng không vũ trụ

Ngành Công nghệ hàng không vũ trụ (Aerospace engineering) là một trong các ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, lập trình và xây dựng các thiết bị, máy móc có thể bay. 

Trong đó, ngành được phân ra làm hai mảng: 

  • – Kỹ thuật hàng không dân dụng:  Thiết kế và chế  tạo ra các loại máy bay.
  • – Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Nghiên cứu, phát triển và tạo ra  các loại tàu du hành hoặc vệ tinh. 

2. Đào tạo ngành Công nghệ hàng không vũ trụ tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET)

Ở Việt Nam, Công nghệ hàng không vũ trụ là một ngành mới, và ĐH Công nghệ – ĐHQGHN là  trường đại học tiên phong trong xu hướng đào tạo các kỹ sư hàng không vũ trụ.

Năm 2018, ĐH Công nghệ – ĐHQGHN đã liên kết với Tập đoàn Viettel, mở rộng đào tạo thêm ngành Công nghệ hàng không vũ trụ. Trong đó:

Tổ hợp xét tuyển:

  • – A00 – Toán, Vật lí, Hóa học
  • – A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Các định hướng đào tạo:

  • – Công nghệ thông tin và điện tử hàng không
  • – Động lực học, điều khiển và cơ khí hàng không.

Khối lượng kiến thức đào tạo là 160 tín chỉ (Trong đó Khối kiến thức chung trong ĐHQG: 29 tín; Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: 21 tín chỉ, Khối kiến thức chung theo khối ngành: 12 tín chỉ; Khối kiến theo nhóm ngành: 23 tín chỉ, và Khối kiến thức ngành: 75 tín chỉ).

Xem thêm Khung chương trình đào tạo tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ hàng không vũ trụ tại UET

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội Công nghệ Hàng không vũ trụ Công nghệ Hàng không vũ trụ 24.121.52325.5
Ghi chú

Điểm thi TN THPT

TN THPT

4. Thế mạnh của ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET) trong ngành Công nghệ hàng không vũ trụ

Chương trình giảng dạy: Được tham chiếu từ nhiều chương trình thực tiễn về Công nghệ hàng không vũ trụ của thế giới. Đồng thời, Trường có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực Công nghệ hàng không vũ trụ để tạo nên các chương trình đào tạo kỹ sư năng

Nội dung giảng dạy: Đội ngũ tham gia giảng dạy là các Tiến sĩ  trẻ ở nước ngoài, các nhà khoa học, các chuyên gia làm việc tại các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực. Ví dụ: Viện hàng không Vũ trụ Viettel, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam,…

Cơ sở vật chất: Trường tự tin đi đầu  về chất lượng các phòng thí nghiệm.

Hiện nay, UET có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho sinh viên đang học tập và tốt nghiệp sau khi ra trường. Hàng năm, có khoảng 30% sinh viên trong chương trình đào tạo được nhận học bổng do Viettel cấp; có cơ hội thực tập tại các phòng thí nghiệm hiện đại không chỉ trong trường , mà còn được thực hành ở Viện hàng không Vũ trụ Viettel, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

5. Học Công nghệ hàng không vũ trụ tại UET ra trường có thể làm gì?

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ hàng không vũ trụ tại  ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có cơ hội làm việc tại các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các hãng Hàng không. Đặc biệt, các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc sẽ được Viettel tuyển dụng trực tiếp.

Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ hàng không vũ trụ có thể ứng tuyển các vị trí:

  • – Lập trình điều khiển nhằm thiết kế tạo ra các thiết bị bay phục vụ cho các lĩnh vực: quay phim (flycam); trong nông nghiệp (các thiết bị bay không người lái dùng để giám sát, tưới tiêu tự động); …
  • – Về chuyên môn: Bạn có thể làm việc tại Viện hàng không Vũ trụ Viettel, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam – các đơn vị chuyên về lĩnh vực sản xuất các vệ tinh cỡ nhỏ.
  • – Làm việc tại các sân bay, các công ty vận tải Hàng không.
  • – Đặc biệt, sau khi kết thúc chương trình đào tạo ngành Công nghệ hàng không vũ trụ tại UET, người học có cơ hội chuyển tiếp học các chương trình sau đại học ở các nước phương tây, để sau tốt nghiệp có cơ hội được làm việc tại các viện, các trung tâm Vũ trụ nổi tiếng thế giới, ví dụ: Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Kỹ sư giám sát tại sân bay

 6. Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ

Công nghệ hàng không vũ trụ là một ngành mới và đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, so với các ngành khác, mức lương của nhân viên, kỹ sư trong ngành Công nghệ hàng không vũ trụ khác cao. Thu nhập trung bình của 1 kỹ sư là 10 -15 triệu/ tháng. Đối với cấp quản lý, nhà nghiên cứu mức lương có thể lên 20 – 30 triệu/ tháng, thậm chí là cao hơn.

Nếu “mem” nào đam mê tìm hiểu không gian, vũ trụ, là FAN của NASA thì còn chần chờ gì mà không tìm hiểu và dũng cảm đặt mục tiêu, định hướng tương lai vào ngành Công nghệ hàng không vũ trụ!

Tin tức mới nhất