Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 14, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Review ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Đại học Xây Dựng (NUCE): Cốt lõi của mọi công trình!

Khi nhìn thấy một tòa nhà cao tầng đẹp đẽ, có bao giờ bạn tự hỏi những gì đã tạo nên tòa nhà đó không? Chính là thành quả nghiên cứu và thiết kế của các kỹ sư vật liệu xây dựng đấy. Vậy để trở thành kỹ sư vật liệu xây dựng thì học gì? Đương nhiên chính là ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng mà Đại học Xây dựng có đào tạo rồi! Hôm nay hãy cùng Hocmai.vn review cặn kẽ về ngành học này nhé!

Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng trường Đại học Xây dựng

1. Tìm hiểu về ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng (VLXD) là một trong những yếu tố quyết định giá thành, chất lượng, thời gian thi công và tuổi thọ của công trình. Cùng với yêu cầu cao về phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Việt Nam cần tập trung nghiên cứu nhiều loại vật liệu xây dựng mới bền bỉ với giá thành tốt hơn. Đó chính là mục tiêu của ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng.

Theo học ngành này, bạn sẽ có năng lực trong việc lựa chọn, sử dụng và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng để tối ưu hiệu quả của công trình; nghiên cứu về việc thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền sản xuất các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, thủy tinh, gốm sứ, bê tông,…; nghiên cứu để phát triển ra các loại vật liệu mới, sản xuất và thi công các vật liệu mới đó.

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng có gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng đào tạo chuyên sâu về theo hai hướng: Một là các công nghệ sản xuất, ứng dụng, kiểm soát chất liệu của những loại vật liệu xây dựng, hai là phát triển các loại vật liệu mới với tính năng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xây dựng và kiến trúc, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Nội dung đào tạo của ngành như sau:

Với ngành này, sau khi học 4 năm bạn sẽ lấy được bằng cử nhân, sau đó học tiếp 1-1,5 năm để lấy bằng kỹ sư mới. Bằng kỹ sư mới này tương đương với trình độ thạc sĩ. Chương trình học được nghiên cứu theo chuẩn chung của quốc tế nên sau khi học xong bạn sẽ dễ dàng tham gia học tập để nhận các chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ chuyên môn trong nước và quốc tế. Việc học lên các cấp bậc cao hơn cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng trường Đại học Xây dựng luôn chú trọng đổi mới giáo trình theo hướng cập nhật các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở sản xuất nghiên cứu hàng đầu về vật liệu xây dựng. Sinh viên luôn được nâng cao kỹ năng thực hành với phòng thí nghiệm hiện đại, tiện nghi. Không những vậy, trường còn thường xuyên được tổ chức các chuyến các chuyến tham quan đến các doanh nghiệp đối tác của trường để sinh viên tiếp cận các công nghệ hiện đại nhất và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế.

Khoa Vật liệu xây dựng có sự hợp tác với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học lớn trên thế giới như: Đại học Kiến trúc – Xây dựng Weimar (Đức), Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan, Đại học Tổng hợp kỹ thuật xây dựng MGSU (Nga), Đại học Saitamar – Nhật Bản, Đại học Quốc lập Đài Loan,… để sinh viên có cơ hội nhận học bổng học tập và nghiên cứu của các đơn vị đối tác này.

Sinh viên khoa Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng luôn được đánh giá là năng động bậc nhất với các hoạt động sôi nổi như tham gia nghiên cứu khoa học với tỷ lệ cao nhất trường, chương trình chào đón tân sinh viên, giải bóng đá sinh viên, cuộc thi sáng tạo sinh viên vật liệu xây dựng, hội thảo khoa học, hoạt động tình nguyện, các workshop chuyên ngành,… đây là cơ hội tốt để học hỏi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng mềm và có một thời sinh viên đáng nhớ.

Hoạt động chào sinh viên khóa mới

Sau khi học xong bậc đại học sinh viên có nhiều cơ hội học tập và phát triển cá nhân như học tập sau đại học ở các trường trong nước và quốc tế; tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để lấy chứng chỉ cho công việc giám sát, tư vấn, kiểm định chất lượng VLXD; học song bằng hoặc học bằng hai đại học của các chuyên ngành khác trong trường Đại học Xây dựng và các trường Đại học đối tác.

Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với: 10 GS, PGS, 3 Tiến sĩ khoa học, 14 Tiến sỹ, 16 Thạc sĩ được đào tạo từ các nước phát triển như Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Pháp,… Các thầy cô có giàu kinh nghiệm luôn năng động, nhiệt huyết và sẵn sàng chỉ bảo nhiệt tình kỳ sinh viên có bất cứ thắc mắc nào.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Đại học Xây dựng

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Xây Dựng Hà Nội Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 26.451750161416
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Đánh giá tư duy

Điểm thi TN THPT

4. Học ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng ra trường làm gì?

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng rất cao, trong đó có 70-80 thông báo tuyển dụng trực tiếp gửi về Đại học Xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

–        Chuyên viên tư vấn, kiểm soát, quản lý chất lượng vật liệu xây dựng và quá trình thi công dự án xây dựng

–        Cán bộ kỹ thuật và quản lý ở những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, bê tông, thủy tinh xây dựng, gốm xây dựng,…

–        Chuyên gia tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu dây dựng

–        Startup với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng

–        Tham gia giảng dạy và nghiên cứu vật liệu mới tại các cơ sở đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về vật liệu xây dựng

–        Làm trong các cơ quan quản lý của Nhà nước về vật liệu xây dựng

Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng của Đại học Xây dựng có triển vọng vô cùng mạnh mẽ trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành và có sự lựa chọn phù hợp!

Tin tức mới nhất