Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công tác xã hội - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Review ngành Công tác xã hội trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Nghề cao quý mang “hương hoa” cho đời

Mỗi người chúng ta sinh ra sẽ có những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Từ những người sinh ra ở vạch đích, sát vạch đích, quá vạch đích cho tới những người sinh ra với gia cảnh bình thường. Chắc hẳn rơi vào trường hợp này chúng ta nên tự cảm thấy may mắn bởi ngoài kia còn hàng triệu người từ lúc lọt lòng đã phải chịu cảnh khổ cực, phải lo cơm ăn, áo mặc từ bé tí, chưa kể tới những người đã nghèo còn bệnh tật. Họ thực sự cần được cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy, ngành Công tác xã hội ra đời như một lẽ tất yếu với sứ mệnh chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về ngành Công tác xã hội trường Đại học Sư phạm TPHCM để khám phá những điều thú vị về ngành học này nhé!

Ngành Công tác xã hội là ngành cao quý, được xã hội trân trọng

1. Ngành Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội bao gồm những công việc phi lợi nhuận giúp chăm sóc, hỗ trợ và giúp đỡ những người không được may mắn, phải chịu những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn.

Những đối tượng mà người làm công tác xã hội hướng tới bao gồm những người nghèo, người khuyết tật, mắc bệnh nan y, nạn nhân của tai nạn lao động, thảm họa, thiên tai… nói chung là những người mất hoặc không có khả năng tự bảo vệ hay chăm sóc bản thân.

Bên cạnh đó, công tác xã hội còn bao gồm những hoạt động xã hội như tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, công tác trong trường học…

Hiện các tổ chức công tác xã hội đang hiện diện trên khắp nơi trên thế giới và nếu không xét về những mặt tiêu cực thì đây là những tổ chức mang ý nghĩa cao đẹp thực sự.

2. Học ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm học phần bắt buộc, học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) và tự chọn tự do.

Đối tượng tuyển sinh: theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tự chủ tuyển sinh hàng năm của trường.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Công tác xã hội viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, nhằm mục đích cung cấp dịch vụ Công tác xã hội cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có nhu cầu cần trợ giúp, đặc biệt là đối tượng trẻ em để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội hoặc nâng cao cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm công tác xã hội trẻ em, công tác xã hội học đường, tham vấn công tác xã hội hoặc nghiên cứu, truyền thông, kết nối các dịch vụ công tác xã hội…

Sinh viên ngay từ khi học tập tại nhà trường sẽ có cơ hội được giới thiệu đến các cơ quan, tổ chức đoàn thể, trung tâm nghề nghiệp để thực hành, thực tập và định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân như: Sở lao động thương binh – xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm Giáo dục – lao động xã hội, các trường giáo dưỡng, các trung tâm, cơ sở trợ giúp xã hội, Bệnh viện, Trường học,… để trải nghiệm như một nhân viên công tác xã hội thực sự.

Sinh viên được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng trình bày, kỹ năng xử lý và giải quyết các vấn đề, kỹ năng hoạch định dự án kỹ năng vận hành các dự án phát triển xã hội trong nước hoặc các dự án hợp tác quốc tế.

Được tiếp cận hệ thống thư viện đạt chuẩn quốc tế, hệ thống ký túc xá và khu hoạt động thể thao ngoài trời cho sinh viên thỏa sức học tập, khám phá và trải nghiệm phát triển.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Phẩm chất

  • – Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
  • – Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Năng lực chung

  • – Năng lực tự học
  • – Năng lực giao tiếp
  • – Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
  • – Năng lực hợp tác
  • – Năng lực ngoại ngữ

Năng lực chuyên môn

  • – Hiểu và vận dụng được khối kiến thức cơ sở của Công tác xã hội
  • – Hiểu và vận dụng được khối kiến thức tự chọn của chuyên ngành sâu để phục vụ hoạt động nghề nghiệp
  • – Nghiên cứu khoa học

Năng lực nghề nghiệp

  • – Năng lực hiểu nghề nghiệp
  • – Năng lực tổ chức và thực hiện hoạt động nghề nghiệp

3. Điểm chuẩn ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Sư phạm TPHCM

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Sư Phạm TPHCM Công tác xã hội Công tác xã hội 27.022222.820.426.6722.5
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Công tác xã hội

Ngành Công tác xã hội ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội có thể công tác trong các tổ chức đoàn thể quần chúng ở các cấp từ trung ương đến địa phương, tổ chức Kinh tế – chính trị – xã hội: Cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội,…. trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông, cụ thể:

Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhân viên Công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Thực hành Công tác xã hội trong trường học: Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường. Kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh.

Làm Công tác xã hội tại các bệnh viện: Các hoạt động của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh.

Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn: Làm công tác xóa đói giảm nghèo tại các xã, phường, thị trấn; kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Giảm đói nghèo; đẩy lùi tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em mồ côi; số phận neo đơn; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.

Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội.

Trên đây là một số hiểu biết về ngành Công tác xã hội trường Đại học Sư phạm TPHCM mà Hocmai.vn muốn chia sẻ với các bạn để phần nào hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai. Chúc các bạn sẽ thành công trên con đường phía trước nhé!

Tin tức mới nhất