Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 1, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Review ngành Giáo dục Đặc biệt trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Nghề cao quý dành cả sự nghiệp cho những học sinh đặc biệt 

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải hoàn thiện bản thân để đáp ứng các nhu cầu cao hơn. Là một người lành lặn, bạn phải cố gắng một nhưng đối với những người thiếu may mắn, có khiếm khuyết trên cơ thể thì họ phải cố gắng mười. Nếu bạn là người muốn truyền động lực giúp những người khuyết tật sống tốt hơn, Ngành Giáo dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm TP. HCM sẽ là nơi chắp cánh cho ước mơ cao cả của bạn!

Giáo dục đặc biệt là ngành luôn được xã hội quan tâm

 1. Ngành Giáo dục Đặc biệt là gì?

Giáo dục đặc biệt (tiếng Anh: Special Education) là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là những học sinh bị “chậm” về tinh thần, thể chất hay tình cảm. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ và từ đó gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập. Vì những lý do kể trên, họ cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng được.

Chuyên ngành này đồng thời cũng sử dụng các phương pháp, chương trình giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt, đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập phụ thuộc theo khả năng của mỗi trẻ. Ngoài ra, giáo dục đặc biệt có thể giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu kịp thời, có quyền học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ học tập trong môi trường bình thường, các trẻ có thể sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Cùng với đó chính là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.

2. Học ngành Giáo dục Đặc biệt tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào? 

Gắn bó với trường từ năm 2003 đến nay, khoa Giáo dục đặc biệt không chỉ nổi tiếng về chất lượng đào tạo mà còn là nơi hội tụ những thầy cô và sinh viên nhiệt huyết với mong muốn được cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng. Tại đây, sinh viên sẽ được truyền đạt kiến thức để thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ có nhu cầu đặc biệt, từ đó định hình các phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp.

Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục Đặc biệt trường Đại học Sư phạm TPHCM  đó chính là: Đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt có trình độ cử nhân Sư phạm Giáo dục đặc biệt, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, hiểu và vận dụng các tri thức cơ bản của Giáo dục đặc biệt… Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để giáo dục trẻ em và học sinh theo định hướng chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt và các cơ sở giáo dục hòa nhập bậc mầm non, tiểu học, một số cơ sở giáo dục tương đương,… Ngoài ra, có khả năng thích ứng với đổi mới giáo dục hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn và không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Sinh viên có thể tiếp tục học ở bậc học cao hơn về lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các trường đại học trong và ngoài nước.

Là nơi “ươm mầm” cho ước mơ “trồng người” của biết bao thế hệ sinh viên, Đại học Sư phạm TP. HCM nói chung cũng như khoa Giáo dục đặc biệt nói riêng có một đội ngũ giảng viên yêu nghề và nhiệt huyết. Khoa hiện có 13 giảng viên đều giàu kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết.

Nhiều thầy cô của khoa đã và đang theo học các chương trình cao học, nghiên cứu sinh tại nước ngoài như: Ấn Độ, Anh, Bỉ… hoặc tham gia các chương trình trao đổi giảng viên với Nhật, thực tập ngắn hạn tại Hoa Kì.

Đặc biệt, các lớp học thực hành chuyên sâu sẽ do các thầy cô nước ngoài trực tiếp giảng dạy.

Các thầy cô Khoa Giáo dục đặc biệt luôn dốc hết lòng vì học sinh thân yêu

Đôi nét về sinh viên của khoa Giáo dục đặc biệt

Không phân biệt đối tượng

Không yêu cầu khắc khe về ngoại hình như những khoa giáo dục khác. Bất cứ ai có đam mê, nhiệt huyết và năng lực cũng có thể gia nhập vào ngành Giáo dục đặc biệt. Đối với những bạn có ước mơ đứng trên giảng đường nhưng lại thiếu may mắn, nơi đây sẽ giúp họ hiện thực hóa điều đó. Tương lai, họ là những người thầy, người cô truyền động lực to lớn cho biết bao thế hệ học sinh.

Lễ chào đón Tân sinh viên của khoa (Nguồn: Khoa Giáo dục Đặc biệt)

Sinh viên có “tinh thần thép”

Đúng với tên gọi, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều môn học đặc thù của ngành Giáo dục đặc biệt. Các môn học có thể kể đến như:Tâm bệnh học trẻ em, Giáo dục hòa nhập, Quản lý hành vi trẻ khuyết tật, Tư vấn phụ huynh trẻ khuyết tật, Giáo dục giới tính trẻ khuyết tật, Đánh giá trẻ khuyết tật phát triển, Can thiệp sớm trẻ khuyết tật trí tuệ, Phương pháp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, Phương pháp dạy trẻ rối loạn phổ tự kỉ, Giáo dục trẻ rối loạn tăng động và giảm chú ý, Phương pháp dạy trẻ khuyết tật học tập, Kế hoạch giáo dục cá nhân, Chuyên ngành tự chọn: khiếm tính hoặc khiếm thị…

Đây đều là những môn học thú vị nhưng cũng không kém phần thách thức đối với các bạn sinh viên. Vì vậy, những sinh viên của ngành phải có sự đam mê và lòng yêu nghề mãnh liệt. Đặc biệt các bạn cần có sự quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và lòng yêu thương đối với những bạn nhỏ thiếu may mắn. Đây chính là động lực giúp bạn vượt qua khó khăn và những phút nản lòng.

Những sinh viên với “tinh thần thép” của khoa Giáo dục đặc biệt (Nguồn: Khoa Giáo dục đặc biệt)

3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Đặc biệt tại trường Đại học Sư phạm TPHCM

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Sư Phạm TPHCM Giáo dục Đặc biệt Giáo dục Đặc biệt 27.4525.0126.821.7525.723.4
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Giáo dục Đặc biệt 

Các sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt có rất nhiều cơ hội về vị trí làm việc. Cụ thể như:

– Giáo viên tại cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật)

– Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung với các trẻ bình thường)

– Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục

– Cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội

– Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật các cấp

– Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục

– Cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, trung tâm, ổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam

Trong những năm trở lại đây, ngành Giáo dục đặc biệt được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Do đó, không khó để sinh viên chuyên ngành này có được vị trí việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành Giáo dục đặc biệt và nếu như cảm thấy bản thân phù hợp với ngành này thì hãy nhanh chóng đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm TPHCM nhé! Chúc các bạn thành công trong tương lai!