Chuyên ngành Kế toán - Học Viện Tài Chính
Review ngành Kế toán Trường Học Viện Tài Chính (AOF) – Ngành luôn được “săn đón” mọi lúc mọi nơi
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, Kế toán vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động. Vậy học Kế toán ở đâu? Học Kế toán làm những công việc như thế nào? Hãy cũng khám phá ngay tại bài viết này nhé.
Mục lục
1. Ngành Kế toán là gì?
Trong một doanh nghiệp, bên cạnh các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, hoạt động liên quan đến tài chính cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu để vận hành một công ty. Các giao dịch tài chính được thực hiện như: mua hàng, bán hàng, vay vốn, sản xuất, trả lương cho người lao động,…là hoạt động thường xuyên diễn ra trong doanh nghiệp.
Những hoạt động luân chuyển trên làm thay đổi tài sản mà doanh nghiệp đang có. Kế toán sẽ là người ghi chép, kiểm tra những thay đổi này thông qua những con số, từ đó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Kế toán được chia thành hai loại là kế toán doanh nghiệp và kế toán công.
2. Học ngành Kế toán tại trường Học viện Tài Chính như thế nào?
Học viện Tài Chính được tách ra độc lập từ Đại học Tài chính – Kế toán nên ngành Kế toán là một trong những chuyên ngành chất lượng nhất và được đầu tư nhất của trường này.
Với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành, Học viện Tài Chính có một chương trình đào tạo Kế toán chuẩn mực và vô cùng chất lượng. Sinh viên lựa chọn ngành Kế toán của Học viện Tài Chính luôn được nhà tuyển dụng đánh giá là có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tốt và có thể hòa nhập tốt vào môi trường kế toán nhanh chóng tại các doanh nghiệp.
Học viện Tài chính có ngành Kế toán bao gồm 3 chuyên ngành như sau: Kế toán doanh nghiệp, kiểm toán và kế toán công.
Chương trình đào tạo cụ thể: Khối lượng kiến thức của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và chuyên ngành Kiểm toán là 129 tín chỉ, của chuyên ngành Kế toán công là 130 tín chỉ, phần kiến thức giáo dục đại cương gồm 36 tín chỉ, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở khối ngành, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ):
+ Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành Kiểm toán: 83 tín chỉ
+ Chuyên ngành Kế toán công: 84 tín chỉ
Cuối cùng phần Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 10 tín chỉ, và phần kiến thức Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng là 315 tiết.
Khi theo học ngành Kế toán, bạn sẽ được học “tất tần tật” từ các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kế toán – kiểm toán, tới kỹ năng tin học, có thể sử dụng thành thạo Word, Excel, PowerPoint,… đáp ứng nhu cầu công việc không chỉ trong lĩnh vực kế toán, kinh tế mà còn ở nhiều ngành nghề khác.
Ngoài ra trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, khả năng giao tiếp và có kỹ năng thuyết trình, có khả năng tự nghiên cứu để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.
3. Điểm chuẩn ngành Kế toán
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Học Viện Tài Chính | Kế toán | Kế toán | 26.15 | 26.2 | 20.2 | 26.55 | 26.95 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT | TN THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán có tốt không?
Kế toán là một bộ phận có tầm quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Từ trước đến này, ngành Kế toán chưa bao giờ giảm nhiệt nó luôn luôn “hot” trên thị trường việc làm.
Sinh viên Khoa Kế toán của trường Học viện Tài Chính sau tốt nghiệp ra trường có khả năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, hoặc giảng dạy tại các Viện, trường, các cơ sở đào tạo. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp đã đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:
– Chuyên viên phụ trách kế toán tại các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các tổ chức kinh tế khác
– Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên trong các doanh nghiệp kiểm toán, chuyên viên tư vấn thuế, kiểm toán nội bộ
– Giảng dạy tại các Viện, cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán…
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.
– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính.
– Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
Mức lương kế toán phụ thuộc vào người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt vì vậy bạn càng học hỏi tích lũy nhiều công việc càng thuận lợi với mức thu nhập hấp dẫn. Theo thống kê, lương nhân viên kế toán hiện tại dao động từ: 5.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ tùy thuộc vào năng lực.
Kế toán là công việc có độ dài thời gian làm nghề rất cao và cũng đa dạng hình thức làm việc. Ngoài làm chính thức cho công ty bạn có thể nhận thêm các công việc kế toán khác partime hoặc tư vấn tài chính kế toán cho doanh nghiệp thu nhập cũng vô cùng hấp dẫn.
5. Cần những tố chất nào để học tốt ngành kế toán
Thích học Toán cùng những môn sử dụng kiến thức toán học: Kế toán là ngành học liên quan đến những con số, phải thực hiện tính toán rất nhiều. Việc học tốt môn toán giúp bạn có tư duy logic, nhanh nhạy hơn. Điều này vô cùng hữu ích cho những người làm các công việc liên quan tới con số như ngành Kế toán. Học giỏi toán thì việc làm chứng từ, sổ sách trong kế toán sẽ trở nên đơn giản, chính xác và nhanh chóng hơn.
Tính cẩn thận: Một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán đó là sự cẩn thận. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của một người học ngành Kế toán nói chung. Sự tỉ mỉ, chu đáo khi học và hành nghề Kế toán rất quan trọng. Có thể bạn chưa biết: Mỗi một chi tiết, một con số, một nghiệp vụ hay quá trình đều cần phải thực hiện cẩn thận bởi chỉ một sai lầm nhỏ là đủ để gây ra những hậu quả khó lường.
Trung thực và ham học hỏi: Kế toán chính là người nắm rõ nhất tình hình hoạt động của công ty. Họ được trực tiếp tiếp xúc với sổ sách, chứng từ, tài chính. Hãy tưởng tượng: nếu như kế toán gian dối thì rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát, biển thủ, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán chính là sự trung thực.
Bạn cần có đam mê: Khi mới học kế toán, bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, nếu không yêu nghề thì rất dễ bỏ cuộc. Những công việc như thu nhập chứng từ, ghi sổ, làm báo cáo, thống kê,…đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát tốt, linh hoạt, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ. Nếu các bạn là người thích bay nhảy, muốn được giao tiếp nhiều, vi vu mọi nơi thì nên cân nhắc trước khi chọn theo học ngành này.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, sẽ cung cấp những kiến thức, hành trang về nghề kế toán và bạn cũng có thể định hướng đúng đắn cho ngành nghề mình sắp chọn. Chúc các bạn thành công với nghề mình đã và đang chọn lựa.