Chuyên ngành Kinh tế xây dựng - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
Review ngành Kinh tế xây dựng – Đại học Thủy Lợi (TLU) – Ngành học đáp ứng nhu cầu của xã hội
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang hướng tới hội nhập kinh tế, vươn mình vào Cộng đồng kinh tế toàn cầu. Yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đó phải nhắc tới, đó là Kiến trúc và Xây dựng. Đây là hai ngành đang thu hút nhiều vốn đầu tư và nhân lực hiện nay. Bởi vậy, cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Kinh tế xây dựng rất mở rộng. Hãy cùng HOCMAI.VN tìm hiểu ngành Kinh tế Xây dựng học gì tại Đại học Thủy Lợi nhé.
Mục lục
1. Khái niệm ngành Kinh tế xây dựng
Kinh tế xây dựng thuộc trong nhóm ngành xây dựng, ngành học tập trung đào tạo cả hai lĩnh vực quản lý xây dựng và kinh tế. Hiện nay, Kinh tế xây dựng còn là một ngành học mới và được đánh giá cao trong lĩnh vực xây dựng, với mục đích đáp ứng yêu cầu xử lý các vấn đề liên quan giữa tài chính, triển khai dự án, thống kê và tiến độ dự án xây dựng.
2. Đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Thủy Lợi (TLU)
Năm 2021, Đại học Thuỷ Lợi bắt đầu tuyển sinh bậc đại học cho ngành Kinh tế xây dựng. Ngành học được phát triển xuất phát từ chuyên ngành Kinh tế xây dựng, và kế thừa truyền thống hơn 40 năm đào tạo ngành Kinh tế của Đại học Thuỷ lợi. TLU đã đào tạo được hơn 2000 kỹ sư kinh tế kỹ thuật bao gồm quản lý xây dựng và kinh tế thuỷ lợi.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên ngành Kinh tế xây dựng tại TLU có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, có kinh nghiệm thực tiễn và đều được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và ngoài nước. Trong tổng số giảng viên hiện nay có trên 45% giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, gần 40% giảng viên đã được đào tạo ở nước ngoài.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế xây dựng đã được kiểm định chất lượng đào tạo dựa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và được thiết kế đào tạo theo hệ thống tín chỉ với tổng 145 tín chỉ, trong thời gian từ 3,5-4,5 năm. Hàng năm, chương trình đào tạo luôn được cập nhật theo hướng thị trường để đáp ứng yêu cầu thực tế và được đào tạo đa dạng theo 2 chuyên ngành Quản lý xây dựng và Kinh tế xây dựng .
Chuyên ngành Quản lý xây dựng trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, có: Hoạch định, tổ chức và kiểm soát về chi phí, chất lượng và tiến độ dự án xây dựng sao cho hiệu quả; Lập kế hoạch và thẩm định các dự án đầu tư xây dựng.
Chuyên ngành Kinh tế xây dựng Đại học Thủy Lợi trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế trong đầu tư xây dựng. Trong đó có: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính trong xây dựng; Định giá trong xây dựng; Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội các dự án đầu tư xây dựng.
Khi tham gia đào tạo tại TLU, các bạn sẽ được học trong môi trường thân thiện, nhiệt huyết từ trong học tập tới hoạt động giao lưu. Các bạn có rất nhiều cơ hội được tham gia các chương trình giải trí, các câu lạc bộ, hoặc các buổi giao lưu trao đổi quốc tế.
3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Thủy Lợi (TLU)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | Kinh tế xây dựng | Kinh tế xây dựng | 26.5 | 23.25 | 23.05 | 22.76 | 19.7 |
Ghi chú | Học bạ | Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=7.6; TTNV<=5 | Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 7.6 | Học bạ | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm
Hiện nay, ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh mẽ, các đơn vị từ cơ quan nhà nước đến các công ty xây dựng với quy mô lớn nhỏ đều có nhu cầu nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là năng lực tổng hợp, quản lý cả về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Vì vậy, với bằng kỹ sư kinh tế xây dựng, sẽ tạo cơ hội lớn cho sự nghiệp của các bạn.
Theo thống kê khảo sát của đại học Thủy Lợi, trên 95% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm sau 1 năm ra trường. Đây được đánh giá là tỷ lệ khá cao so với các ngành nghề khác. Kỹ sư Kinh tế xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí:
– Quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý tài chính; Chuyên viên định giá, thẩm tra, thẩm định và dự toán giá các dự án đầu tư xây dựng trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng.
– Chuyên viên tư vấn về phân tích tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, định giá, giám sát các dự án đầu tư xây dựng tại các đơn vị tư vấn đầu tư, xây dựng, doanh nghiệp xây dựng; hoặc Chuyên viên kiểm toán trong xây dựng.
– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và quản lý trong xây dựng.
Hy vọng bài viết trên mang tới cho bạn đọc những kiến thức và cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế xây dựng. Đây sẽ là một ngành rất có tiềm năng phát triển sự nghiệp dành cho các bạn vừa đam mê kỹ thuật nhưng cũng yêu thích kinh tế. Chúc các bạn có một mùa thi thành công.