Chuyên ngành Kinh tế xây dựng - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Review ngành Kinh tế xây dựng Đại học Xây dựng (NUCE): Khi “kinh tế” và “xây dựng” song kiếm hợp bích!
Nếu vừa thích kinh tế lại đam mê xây dựng thì học gì bây giờ nhỉ? Ngành Kinh tế xây dựng tại trường Đại học Xây dựng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Vậy bạn đã hiểu gì về ngành này chưa? Kinh tế xây dựng là gì? Học gì? Học xong ra trường làm gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngành Kinh tế xây dựng là gì?
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực tưởng như không hề liên quan đến nhau đó là Kinh tế và Xây dựng. Ngành này nghiên cứu về các vấn đề như: tài chính, thống kê, kế toán; lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, quyết toán dự án xây dựng; lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng.
Ngành học này giúp bạn thỏa mãn cả đêm mê về khoa học kỹ thuật và quản lý. Những kiến thức về công nghệ xây dựng, quản lý kỹ thuật và quản lý kinh tế là những điểm nổi trội mà không một ngành kỹ thuật xây dựng nào có được. Thêm vào đó, sinh viên cũng được học tập khả năng tư duy logic, kỹ năng phân tích, tư duy phán đoán, kỹ năng cập nhật nhưng tin tức kinh tế xã hội liên quan đến ngành Xây dựng.
2. Ngành Kinh tế xây dựng của Đại học Xây dựng có gì?
Kinh tế xây dựng là ngành có truyền thống đào tạo hơn 50 năm tại Đại học Xây dựng, thuộc khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng. Đây là một trong những ngành rất được các bạn trẻ ưu tiên khi xét tuyển vào trường.
Mục tiêu của ngành là đào tạo ra các kỹ sư Kinh tế xây dựng có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức khoa học vững vàng trong lĩnh vực; có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp; đủ khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập sáng tạo; có kỹ năng xử lý, thu thập, truyền đạt thông tin hiệu quả; khả năng giao tiếp xã hội để làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế.
Chương trình học được nhà trường cải tiến theo chuẩn mới. Theo đó, chương trình đào tạo được chia thành giai đoạn tuần tự với thời lượng 3,5-4 năm dành cho hệ cử nhân với 120 tín chỉ, hoặc 5-5,5 năm dành cho hệ Kỹ Sư / Thạc sĩ với 60 tín chỉ. Với hình thức học tín chỉ này, sinh viên dễ dàng thời gian học tập phù hợp với hoàn cảnh và mong muốn của mình.
Chi tiết nội dung đào tạo:
Chương trình đào tạo mới vừa phù hợp với quy định đào tạo hiện nay, đồng thời nâng cao giá trị của bằng kỹ sư truyền thống, phù hợp với chuẩn chung của quốc tế. Những môn học không thực sự liên quan đến ngành Kinh tế xây dựng sẽ được lược bỏ hoặc rút gọn lại để tăng thời lượng cho khối kiến thức chuyên ngành. Trường cũng luôn chú trọng Học đi đôi với hành nên các môn học quan trọng luôn được bố trị phần thực hành song song với lý thuyết. Nhờ thế mà bạn có thể tập luyện ngay những kiến thức vừa học, sau đó ghi nhớ, đào sâu suy nghĩ và phát triển những kiến thức đó để sử dụng khi làm việc thực tế.
Đội ngũ giảng viên ngành Kinh tế xây dựng luôn nhiệt huyết và có kinh nghiệm giảng dạy đày dặn. Thầy cô luôn tận tình giảng dạy các môn học lý thuyết trong giờ học tập trên lớp. Khi làm đồ án môn học, giảng viên không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn đưa ra những ví dụ thực tế và thường xuyên cập nhật ứng dụng và công nghệ tiên tiến nhất trong ngành.
Theo học Ngành Kinh tế xây dựng tại NUCE, bạn có cơ hội nhận được nhiều loại học bổng giá trị cao như: học bổng khuyến khích học tập của trường, học bổng Vietinbank, học bổng Lê Mộng Đào, Học bổng FLC, Học bổng Đỗ Quốc Sam, Học bổng CSC… và các loại học bổng của doanh nghiệp đối tác khác.
3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Xây Dựng Hà Nội | Kinh tế xây dựng | Kinh tế xây dựng | 22.4 | 50 | 22.95 | 14 | 24 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT | Đánh giá tư duy | Điểm TN THPT |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế xây dựng
Sinh viên Kinh tế xây dựng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc:
– Chuyên gia quản lý xây dựng tại các cơ quan quản lý các cấp của Nhà nước như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển; Các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương và trung ương như: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính,…
– Chuyên gia quản lý doanh nghiệp, quản lý công trường, đấu thầu xây dựng tại các công ty đầu tư bất động sản, các doanh nghiệp xây dựng
– Chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu liên quan đến quản lý và kinh tế xây dựng
– Chuyên gia phân tích, tư vấn, thẩm tra và lập dự toán, tư vấn đấu thầu ở những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng
– Chuyên gia thẩm định dự án ở những công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại
– Quản lý dự án cho các chủ đầu tư xây dựng, các ban quản lý dự án công trình xây dựng
– Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,…trong lĩnh vực kinh tế xây dựng
Vậy là huongnghiep.hocmai.vn đã review cặn kẽ những thông tin cần biết về ngành Kinh tế xây dựng của trường Đại học Xây dựng rồi. Chúc các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai nhé!