Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 20, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)

Review ngành Kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Thủy Lợi (TLU):  Học gì? Ra trường làm gì?

Trong thời buổi kinh tế hội nhập, Kỹ thuật cơ điện tử là một trong những ngành quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại. Bởi vậy, Kỹ thuật cơ điện tử đang trở thành ngành học “hot” và nhận được sự quan tâm từ rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là MEM đam mê công nghệ và yêu thích máy móc. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn trẻ hiểu hơn về ngành Kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Thủy Lợi, từ đó đề ra những định hướng tốt nhất cho tương lai!

Kỹ thuật cơ điện tử học gì?

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Cơ điện tử là sự kết hợp liên ngành giữa cơ khí, công nghệ thông tin điện – điện tử và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng từ cơ điện tử đều là kết quả tích hợp của tất cả các yếu tố trên, với mục đích phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế, phân tích và phát triển sản xuất sản phẩm, công nghệ hiện đại có những tính năng vượt trội.

Hiện nay, các ứng dụng công nghệ cơ điện tử được sử dụng phổ biến tại các công ty điện tử như  LG Electronics, Samsung,… Trong sản xuất đều đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất máy móc, linh kiện. Hoặc nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất sữa, may mặc,… cũng vận hành bởi các cánh tay robot trong quá trình phân loại, đóng gói…nhằm cắt giảm chi phí nhân lực, tăng năng suất lao động làm việc tại nhà kho của công ty.

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Thủy Lợi (TLU)

Thời gian đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điện tử tại đại học Thủy Lợi là 4,5 năm, với 03 chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Robot, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Cơ điện tử định hướng việc làm Nhật Bản.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được TLU xây dựng theo cách tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate,). CDIO là phương pháp giảng dạy được khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ), phương pháp đào tạo là sự kết hợp của 4 yếu tố:  hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Thêm nữa, TLU còn thiết kế chương trình đạo dựa trên tích hợp những kiến thức chuyên môn với kỹ năng kỹ thuật trong việc lên ý tưởng, thiết kế, tiến hành thực hiện và vận hành các hệ thống cơ điện tử và robot.

Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử của TLU được đào tạo theo hướng thực hành, và ứng dụng là tập trung nên có thể dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường. Cơ sở vật chất phục vụ việc học rất được Nhà trường chú trọng đầu tư. Các phòng thí nghiệm chuyên ngành đều được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ với những bài thí nghiệm thiết thực với thực tiễn. Đặc biệt, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của TLU không chỉ được tiếp cận với nhiều mô hình robot, mà các bạn còn được điều khiển trực tiếp máy robot công nghiệp tại Phòng thí nghiệm Điều khiển robot và Mô phỏng số.

Chương trình đào tạo được xây dựng và giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế và đều được đào tạo từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước đúng chuyên ngành Cơ điện tử.

Cơ hội du học trao đổi, học nâng cao bậc học dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử tại TLU là rất cao. Có hơn 100 trường đại học trên thế giới cung cấp các khóa học Cơ điện tử và Robot, đặc biệt là các nước tiên tiến như Anh, Đức, Nhật bản, Mỹ, Canada, Úc, Singapore,… Đặt biệt, Khoa Cơ khí, Đại học Thủy Lợi hiện nay đang hợp tác với rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài về việc đào tạo và tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp. Bởi vậy, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của TLU có nhiều cơ hội được thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài  nước, điển hình là các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trường Đại học Thủy lợi đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần đầu tư VJC Group (VJC) và Công ty Asean Car Business Career (ACC, Nhật Bản). Bản ký kết đã mở rộng hơn quan hệ hợp tác giữa  TLU với các đối tác phía Nhật Bản trong việc đào tạo chuyên môn, đào tạo tiếng Nhật và các kỹ năng làm việc tại Nhật Bản cho sinh viên, và cũng là trao đổi các dự án nghiên cứu khoa học được quan tâm từ cả 2 bên. Nhờ sự hợp tác này, hàng năm TLU sẽ có gần 200 vị trí việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên các ngành  Điện-điện tử, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật cơ khí thuộc Đại học Thuỷ lợi.

Toàn cảnh buổi họp tại Trường ĐH Thủy lợi với Công ty UPraise, Nhật Bản

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Thủy Lợi (TLU)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) Kỹ thuật cơ điện tử Kỹ thuật cơ điện tử 27.2324.3124.613.523.45
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=8.4; TTNV<=2

Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 8.6
Tiêu chí phụ 2 TTNV ≤3

Học bạ

Điểm thi TNTHPT kèm tiêu chí phụ

4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Hiện nay ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước, các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều đã đưa vào ứng dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, các dây chuyền sản xuất tự động ứng dụng công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển. Cho nên, theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng gia tăng với cơ hội việc làm mở rộng dành cho các Kỹ sư tốt nghiệp ngành học này.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, đại học Thủy Lợi có thể đảm nhận các vị trí:

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần mềm và phần cứng điều khiển thiết bị tự động, máy móc, hệ thống sản xuất tự động.

– Chuyên gia tư vấn công nghệ,  lập trình điều khiển, thiết kế kỹ thuật, thi công và chuyển giao các sản phẩm công nghệ như các dây chuyền, hệ thống tự động tại các công ty về  điện, điện tử, cơ khí.

– Có cơ hội thăng tiến trở thành Trưởng bộ phận kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực liên quan cơ khí, điện tử.

– Nhân viên tại các nhà máy sản xuất có các hệ thống, dây chuyền tự động như: nhà máy cơ khí chế tạo, nhà máy xi măng, các công ty sản xuất thiết bị vận chuyển hàng hóa; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy như: Vinfast, Honda, Toyota; Hoặc các nhà máy sản xuất thiết bị điện máy như: Cannon, Panasonic, Bosch, Samsung; nhà máy sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng như: P&G, Unilever.

– Cán bộ, nhân viên tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan lĩnh vực đào tạo của ngành;

– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học lĩnh vực cơ điện tử và robot tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề và viện nghiên cứu;

– Tự thành lập công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí chế tạo máy, tự động hóa, cơ điện tử và robot.

– Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác với TLU, hoặc làm kỹ sư tại các nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, v.v..)

Hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích về ngành Kỹ thuật cơ điện tử, và sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn ngành học và trường học trong tương lai.

Tin tức mới nhất