Chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Review ngành Kỹ thuật Địa chất trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM (HCMUS) – “Miền đất hứa” cho sinh viên trong tương lai
Trong thời đại công nghệ số phát triển hiện nay, người ta thường đề cập tới các ngành như Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm… khi nói về các ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cũng có một ngành đóng vai trò quan trọng không kém trong đời sống của con người đó là ngành Kỹ thuật Địa chất. Cùng huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu thêm về ngành học này tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật địa chất là gì?
Ngành Kỹ thuật địa chất (Geological Engineering) có cách tiếp cận tương đối khác biệt với ngành Địa chất công trình. Theo đó, ngành học chú trọng vào nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề của vật chất. Nguồn gốc, quá trình tiến hóa của địa chất, các quy luật, hiện tượng của địa chất hay địa chất công trình, mối quan hệ giữa công trình và địa chất là những vấn đề nghiên cứu của ngành Kỹ thuật Địa chất. Những kiến thức nền tảng trên sẽ được ứng dụng vào xác công trình xây dựng.
Trên cơ sở của các kiến thức về Địa chất thủy văn và kỹ thuật công trình, Kỹ thuật thăm dò, ngành Kỹ thuật Địa chất đã ra đời. Ngành học phục vụ cho quá trình thăm dò, phát triển khoáng sản, thiết kế, quy hoạch hệ thống cấp nước, các công trình dân dụng, giám sát, đánh giá, béo vệ địa chất môi trường, giúp đưa ra dự báo về tình hình thiên tai để đưa ra phương án ứng phó kịp thời, xây dựng công trình thủy văn… Hiện nay ngành Kỹ thuật Địa chất sử dụng các công nghệ máy tính để bổ trợ, các kỹ thuật, công nghệ khoan đào tiên tiến, hiện đại.
Cử nhân ngành Kỹ thuật Địa chất có khả năng nghiên cứu, phân tích, đề xuất liên quan tới lĩnh vực địa chất và địa kỹ thuật, phục vụ cho quá trình phát triển của toàn nhân loại.
2. Học ngành Kỹ thuật địa chất tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM như thế nào?
Ngành Kỹ thuật Địa chất tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM được chia thành 2 chuyên ngành là Tìm kiếm thăm dò khoáng sản và Địa kỹ thuật.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật địa chất được trang bị những kiến thức như:
– Kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực Kỹ thuật Địa chất.
– Biết sử dụng các thiết bị, máy móc phục vụ cho các thí nghiệm hay công việc thực tiênx.
– Khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và dữ liệu từ nghiên cứu, Kỹ thuật địa chất, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở khoa học.
– Khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, phát triển trong lĩnh vực Kỹ thuật Địa chất
– Có khả năng tiếp tục nghiên cứu, làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, giảng dạy tại các trường THPT.
Ngoài ra, trường còn có hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng NCKH, có cái nhìn tổng quan hơn trong NCKH, tham quan các cơ sở nghiên cứu khoa học tại miền Nam Việt Nam, như Viện Dầu khí, các tổng công ty Dầu khí và khai thác khoáng sản,…
Sinh viên còn có cơ hội trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên ngành thông qua các cuộc thi học thuật như “Chấn động Pangea” của Câu lạc bộ học thuật Marianest.
Khoa cũng thường xuyên tổ chức các phong trào, hoạt động tình nguyện giúp phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên như “Trung thu yêu thương”, “Vui hội trăng rằm”, “Xuân tình nguyện”, “Trung thu trên mọi nẻo đường”…
Ngoài ra, các buổi sinh hoạt định kỳ cũng được tổ chức hàng tuần bởi CLB Anh Văn ER giúp kết nối 2 cơ sở đạo tạo và trau dồi khả năng ngoại ngữ của sinh viên.
Khoa Địa chất còn thường xuyên tổ chức các buổi rèn luyện kỹ năng viết CV xin việc, từ đó nâng cao cơ hội khi ứng tuyển vào các vị trí công việc hoặc xin học bổng trong và ngoài nước.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật địa chất tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM | Kỹ thuật Địa chất | Kỹ thuật địa chất | 600 | 17 | 610 | 17 | 17 | 610 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Tốt nghiệp THPT | TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội nghề nghiệp, mức lương của sinh viên học ngành Kỹ thuật địa chất
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kỹ thuật địa chất có thể đảm nhận những công việc như:
– Nhà địa chất thực hiện nghiên cứu các quá trình, hiện tượng xảy ra đối với trái đất như động đất, núi lửa, lở đất, lũ lụt… Thông qua nghiên cứu, nhà địa chất có thể dự báo các khu vực xảy ra thiên tai, tránh xây dựng công trình ở các địa điểm này hoặc xây dựng hướng dẫn cho người dân tại khu vực thiện tai, giúp phát triển cộng đồng dân cư.
– Nhà địa chất nghiên cứu các loại vật chất cấu tạo của Trái đất như tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, quặng kim loại, mạch nước ngầm… tìm kiếm vị trí của các mở để xây dựng kế hoạch khai thác, sản xuất, cách tinh luyện khoáng sản từ các loại đá…
– Nhà địa chất nghiên cứu các vấn đề liên quan tới lịch sử trái đất như biến đổi khí hậu, quá trình hình thành và thay đổi của các vùng khí hậu trên trái đất qua từng khoảng thời gian,…
– Kỹ sư địa chất: Khảo sát lộ trình, thu thập thông tin và thực hiện vẽ bản đồ địa chất. Quản lý việc vận hay các máy đo từ, địa chấn, các giàn khoan lớn, điện trở suất của đất đá… trên các tàu biển, máy bay hiện đại. Từ đó các kỹ sư phát hiện những vùng khoảng sản dưới đại dương hoặc nằm sâu dưới lòng đấy, xác định địa điểm xây dựng công trình, phân tích, dự báo những hiểm họa, nguy cơ tiềm ẩn về thiên tai như sóng thần, động đất…
– Nhà khoa học địa chất: Tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên quan tới công cuộc phát triển đất nước như: nghiên cứu quy luật về sự phân bố các loại đất đá, cấu trúc của vỏ Trái Đất tại những vùng lãnh thổ nhất định (đại dương và đất liền), nghiên cứu quy luật hình thành và phân bố của các khoáng sản lỏng và rắn, vị trí xung yếu ở vỏ Trái Đất, nguồn nước ngầm có khả năng phục vụ nhu cầu khai thác kinh tế, bảo vệ môi trường đại chất nơi có người sinh sống… Họ là những người làm việc tại các cơ quản quản lý nhà nước như các bộ, ban nganh, các trường ĐH, viện nghiên cứu.
Về mức thu nhập trong ngành Kỹ thuật dầu khí hiện nay: mức thu nhập sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng nếu kỹ sư có kinh nghiệm từ 0 – 3 năm; trên 5 năm, mức lương có thể đạt đến 25 triệu đồng/tháng.
Các kỹ sư địa chất cũng có thể nhận mức thu nhập khác nhau ở từng lĩnh vực cụ thể, như kỹ sư mỏ có mức thu nhập dao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng, kỹ sự hóa dầu là 9 – 12 triệu/tháng, kỹ sư hóa là 8 – 12 triệu/tháng. Có thể nói đây là một mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung.
Kỹ thuật Địa chất là một ngành đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống cũng như sự phát triển cuẩ đất nước. Tuy nhiên hiện nay số trường ĐH đào tạo ngành này là tương đối hiếm hoi. Do đó sinh viên sau khi ra trường ít sự cạnh tranh, cơ hội việc làm và mức thu nhập rộng mở.