Chuyên ngành Kỹ thuật điện - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Review ngành Kỹ thuật điện Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Ngành cũ nhưng chưa từng hết hot
Là một trong những ngành có điểm chuẩn top đầu, ngành kỹ thuật điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. Vậy kỹ thuật điện là gì? Học gì? Ra trường làm ở đâu? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật điện là gì?
Ngành Kỹ thuật điện là ngành học nghiên cứu và ứng dụng những vấn đề liên quan đến điện, điện tử, điện từ. Với hai hướng chuyên sâu là Thiết bị điện – điện tử và Hệ thống điện, ngành này được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như: điện tử học, năng lượng, xử lý tín hiệu, hệ thống điều khiển,…
Thực tế cho thấy sự xuất hiện của ngành Kỹ thuật điện đã đóng góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hàng năm, lứa sinh viên Kỹ thuật điện ra trường đã cung cấp lực lượng lao động khổng lồ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Họ làm việc ở tất cả các ngành công nghiệp với các vị trí công việc đa dạng phong phú.
2. Ngành Kỹ thuật điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội – Trường top đầu về kỹ thuật
Chắc chắn Đại học Bách Khoa Hà Nội là cái tên đứng đầu danh sách của các bạn học kỹ thuật đúng không nào? Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, chương trình học được cập nhật liên tục, đây là ngôi trường đào tạo ra rất nhiều kỹ sư điện phục vụ cho đất nước.
Chương trình học sẽ kéo dài 4 năm với 132 tín chỉ, trong đó bao gồm 51 tín chỉ giáo dục đại cương và 81 tín chỉ giáo dục chuyên nghiệp. Nếu bạn học chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ thì thời gian học kéo dài 5,5 năm với 180 tín chỉ cần hoàn thành nhé.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức: Thiết kế máy điện và khí cụ hiện đại, lý thuyết mạch điện – điện tử; Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…); Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện, Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp; Vận hành, thiết kế các nhà máy điện và trạm biến áp; Thị trường điện lực; Tự động hóa hệ thống điện; lưới điện thông minh (Micro Grid, Smart Grid)
Một điểm đặc biệt khi học Bách Khoa đó là các bạn sẽ “phải” thực hành liên tục trong suốt quá trình đào tạo. Tuy nhiên, đừng sợ vì học kỹ thuật mà không được thực hành mới là đáng buồn đấy. Chính việc thực hành liên tục sẽ là cơ hội cho những bạn biết tận dụng thực hành để tự học hỏi và tăng thêm kỹ năng cho mình.
Với những kiến thức và tiết học thực hành trên, bạn sẽ có khả năng:
– Tính toán, điều khiển hệ thống điện của các miền, của quốc gia và vận hành hệ thống điện
– Thiết kế và tư vấn lưới điện cho nhà máy, trạm biến áp, các hệ thống năng lượng tái tạo
– Quản lý, vận hành, thiết kế hệ thống điện cho các tòa nhà cao tầng
– Quản lý, giám sát những dự án kỹ thuật
– Quản lý, thiết kế, vận hành hệ thống điện trong các tòa nhà cao tầng
– Chế tạo, thiết kế máy điện và các khí cụ điện hiện đại
– Kiểm định chất lượng, thí nghiệm thiết bị điện
– Nghiên cứu và phát triển các thiết bị tự động thông minh và hệ thống điều khiển, giám sát hiện đại.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đánh giá tư duy Điểm TN THPT TN THPT Điểm thi TN THPTTrường Chuyên ngành Ngành 2023 2022 2021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện
61.27 25.55 23.95 14.4 26.5 Ghi chú
4. Học Kỹ thuật điện ra trường làm gì?
Theo thống kê, 100% sinh viên khoa Kỹ thuật điện của Bách Khoa có việc làm ngay sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường là 10 đến 12 triệu đồng/ tháng. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện, các bạn có thể công tác tại các vị trí như:
– Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành tại các tập đoàn trong và ngoài nước trong lĩnh vực Hệ thống điện – thiết bị điện
– Chuyên gia tại các công ty tư vấn thiết kế điện; các nhà máy điện gió, thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách an toàn điện
– Kỹ sư thiết kế ở những công ty thiết bị điện, tư vấn thiết kế điện, xây lắp điện, xây lắp máy, các nhà máy điện trên khắp cả nước
– Tham gia công cuộc trồng người tại các giảng đường đại học, hoặc làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu,…
5. Những sinh viên ưu tú của khoa Kỹ thuật điện – Đại học Bách Khoa Hà Nội
Là một ngành lâu đời của Bách Khoa, khoa Kỹ thuật điện cũng đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước. Tiêu biểu có thể kể đến:
– Anh Nguyễn Đức Ninh, cựu sinh viên K39 Hệ thống điện, Trường ĐHBK Hà Nội được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC).
– Anh Nguyễn Đức Cường cũng là cựu sinh viên K33 Hệ thống điện, nguyên Giám đốc EVNNLDC cũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên EVN.
– Anh Ngô Sơn Hải, cựu sinh viên Hệ thống điện K31 là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cũng trưởng thành từ Giám đốc EVNNLDC.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Kỹ thuật điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội và có thêm lý do để đưa ra quyết định theo học. Chúc các bạn học tập tốt và thực hiện được ước mơ của mình!