Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Nền tảng của cách mạng 4.0

Bạn đang còn băn khoăn lựa chọn học ngành gì để phù hợp với thời đại công nghệ số? Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Ngành công nghiệp tự động hóa trong nền kinh tế hiện đại

1. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành đào tạo nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật cơ khí hiện đại vào việc điều khiển, vận hành trong quá trình sản xuất, với mục đích tối ưu hoá hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu tư nhân lực hoạt động thủ công, tăng năng suất lao động.

Hiện nay, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: các dây chuyền sản xuất tự động, thiết bị điện tử tự động dân dụng, các thiết bị thông minh (robot).

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ được trang bị đầy đủ từ kiến thức cơ bản tới kiến thức chuyên sâu cả phần cứng và phần mềm của các thiết bị tự động hóa trong công nghiệp. Đây là một trong những lợi thế cho các bạn khi ra trường làm việc đúng ngành.

Trong chương trình đào tạo, DUT luôn đề cao việc thực hành thực tế tại các thí nghiệm nghiên cứu hiện đại, tiếp cận các thông tin hợp thời đại cho sinh viên trong quá trình học tập. Đặc biệt, phương châm đào tạo truyền thống của ĐH Bách khoa Đà Nẵng là người học là trung tâm của quá trình đào tạo, cho nên DUT định hướng mục tiêu đào tạo cho sinh viên theo xu thế hội nhập thị trường lao động mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 “đặt hàng”. Từ đó giúp cho sinh viên có thể nắm bắt được xu thế kỹ thuật tự động hóa, thích ứng làm quen dần với môi trường công việc thực tế trong tương lai.

Hiện tại, chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại DUT được đào tạo theo 2 hệ chương trình: Hệ Chất lượng cao (CLC): mã ngành đào tạo là 7520216CLC; Chỉ tiêu trung bình hàng năm là: 120. Hệ truyền thống: Mã ngành đào tạo là 7520216; Chỉ tiêu mỗi năm là: 60.

Bắt đầu từ năm 2018-2019, để bắt kịp yêu cầu và xu hướng của thời đại, nâng cao chất lượng giảng dạy,  chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – DUT mở ra hệ chương trình đào tạo CLC. Một số điểm nổi trội của chương trình CLC:

Tất cả các chương trình đào tạo đều được thiết kế dựa trên các chương trình đào tạo của các trường đại học quốc tế tiên tiến trên thế giới, được kiểm định đạt chuẩn theo tiêu chuẩn ABET – Một tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ, chuyên kiểm định các chương trình đào tạo về các lĩnh vực Công nghệ, Điện toán, Kỹ thuật, và Khoa học ứng dụng. Thêm vào đó, nếu thời gian đào tạo theo chương trình truyền thống là 5 năm, thì giờ đây rút xuống chỉ  còn 4 năm.

DUT thiết kế chương trình đào tạo trong năm đầu tiên cho sinh viên Kỹ thuật điều khiển và tự động chủ yếu tập trung học ngoại ngữ, nhằm đảm bảo yêu cầu chuẩn đầu ra. Điều này làm tiền đề cho các bạn sinh viên có thể bắt kịp trong quá trình học tập sau này. Chương trình học có nhiều môn học sẽ được giảng bằng tiếng Anh, và các bạn cũng cần tìm hiểu các tài liệu học tập bằng tiếng Anh.

Điểm đặc biệt cuối cùng, Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tăng cường thời lượng học và thực hành, giảm thời gian học lý thuyết. Sinh viên trong ngành sẽ có cơ hội thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Ở mỗi học kỳ, các bạn chỉ học lý thuyết trong thời gian đầu học kỳ, Sau đó, sẽ được phân các nhóm gồm 3 – 4 người nhận một Dự án (project) liên môn. Các nhóm sẽ phải tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành và bảo vệ Dự án đó vào cuối học kỳ dưới sự hướng dẫn của giảng viên và trợ giảng. Tất cả các Dự án đó đều do giảng viên giao hoặc được đặt hàng bởi doanh nghiệp, hoặc cũng có thể do sinh viên tự đề xuất.

Chương trình đào tạo Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại DUT

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 87628.1925.328.5790725.282588324.726.5
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Chất lượng cao

Chất lượng cao
Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Kể từ khóa tuyển sinh 2018, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cam kết giới thiệu việc làm cho 100% các sinh viên đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tốt nghiệp đạt loại Khá trở lên và 100% sinh viên loại Khá, Giỏi sẽ có việc làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp. DUT là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về lĩnh vực kỹ thuật.

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là một trong những ngành hàng đầu trong việc phát triển nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Cho nên, sinh viên đào tạo chuyên ngành sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí:

Lập chương trình điều khiển cho  PLC, CNC, hệ vi xử lý, các bộ điều khiển lập trình.

Thiết kế các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp…

Tư vấn các giải pháp trong lĩnh vực tự động hóa tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.

Phân tích nhu cầu về tự động hóa, hệ thống điện của các công ty, nhà máy

Làm việc tại các công ty trong lĩnh vực ngành điện (tự động hóa các trạm biến áp,  điện mặt trời, nhà máy thủy điện, điện gió,…)

Làm việc trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp tự động hiện đại:  dây chuyền xi măng, dây chuyền vận hành nhà máy điện, dây chuyền sản xuất thép,…

Trong nông nghiệp, thiết kế các hệ thống điều khiển sinh trưởng của các loại cây, dây chuyền tự động trồng rau sạch,…

Hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích về ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Chúc các bạn học sinh có lựa chọn phù hợp và hoàn thành được ước mơ của mình.

Tin tức mới nhất