Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
Review ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Đại học Thủy Lợi (TLU): Cơ hội, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai của Việt Nam
Nếu bạn là một người đam mê các công trình giao thông hiện đại, bạn muốn là tác giả của những kiến trúc đó và bạn mong muốn góp sức vào chiến lược phát triển và hội nhập cho kinh tế nước nhà. HOCMAI.VN mách nhỏ con đường ngắn để bạn thỏa nguyện mong ước là có thể trở thành một Kỹ sư Xây dựng công trình giao thông trong tương lai. Vậy hãy cùng tìm hiểu về ngành học này qua bài viết sau nhé.
Mục lục
1. Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Hiện nay, giao thông đường bộ và cơ sở hạ tầng (đường, cầu,…) là một trong những thành phần cốt yếu của nền kinh tế một quốc gia. Đây cũng là một trong những thước đo, tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển, tốc độ tăng trưởng về kinh tế – xã hội, hay chính trị của quốc gia đó.
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học đào tạo thiết kế, quản lý và thực hiện thi công các công trình giao thông phục vục đời sống như: đường bộ, đường cao tốc, đường hầm, cầu, sân bay, cảng, đường sắt,… cũng như tất cả các dự án công trình về lĩnh vực xây dựng chung.
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Đại học Thủy Lợi (TLU)
Ở Đại học Thủy Lợi, ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình Giao thông trực thuộc quản lý bởi Khoa công trình và được đào tạo chính thức ở Cơ sở 2, Đại học Thủy Lợi. Bao gồm 02 chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Đường bộ và Đường sân bay, Kỹ thuật xây dựng Cầu và Công trình ngầm.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa đều là những Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – TLU sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản; kiến thức chuyên môn kỹ thuật; kỹ năng lập kế hoạch; thiết kế, thi công, và quản lý công trình, vận hành khai thác các dự án xây dựng công trình ngầm, cầu, đường ô tô, đường sắt, sân bay. Đội ngũ giảng viên luôn theo sát và hướng dẫn các bạn từ giảng đường tới công trường.
Khoa Công trình – Đại học Thủy Lợi có mối quan hệ liên kết hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đây là một ưu thế và cũng là tiền đề tạo điều kiện cho sinh viên khoa trong việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, môi trường thực tập thực tế, hoặc công việc trong tương lai. Một số đối tác tiêu biểu:
– Các trường đại học trong nước: Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Trường Đại học xây dựng, Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải, Trường Đại học giao thông vận tải, Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng, …
– Các viện nghiên cứu: Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải (ITST),…
– Các công ty trong nước: CHODAI, CIENCO 4, TEDI, VEC, THĂNG LONG …
– Một số đối tác nước ngoài: JICA, Trường Đại học Bách Khoa Cracow (Ba Lan), Trường Đại học Bách Khoa Kielce (Ba Lan),…
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Đại học Thủy Lợi (TLU)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | Kỹ thuật xây dựng | 21 | 19.2 | 17.35 | 18.01 | 16 |
Ghi chú | Học bạ | Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=6.4; TTNV<=2 | Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 6.2 | Học bạ | Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông |
4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với thị trường việc làm rộng mở và không bị giới hạn ở phạm vi trong nước: Tất cả các kỹ sư sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp xây dựng trong các lĩnh vực như: Hạ tầng kỹ thuật, Địa kỹ thuật, Cầu đường, Xây dựng dân dụng… với mức thu nhập khá ổn định. Đặc biệt, các kỹ sư Công trình Giao thông có cơ hội được “thử lửa” tại nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar… rất rộng mở.
Ngoài ra, các bạn có thể làm ở một số vị trí:
– Cán bộ nghiên cứu/ quản lý/ kỹ thuật, đồng thời có khả năng trong việc phối hợp thiết kế hay quản lý, khảo sát, thi công, nghiên cứu những dự án trong lĩnh vực về công trình giao thông;
– Chủ nhiệm các đồ án thiết kế hay quản lý trưởng ở các công trường, Trưởng Ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực công trình giao thông;
– Nhân viên/ Quản lý/ Giám đốc ở Công ty về tư vấn lập các dự án, thiết kế, thi công các dự án xây dựng; Ban khai thác và quản lý công trình, giao thông.
– Làm việc tại các doanh nghiệp (NHẬT BẢN, PHÁP, HÀN QUỐC,…); các tổ chức nước ngoài (JICA, IRAQ, WORLD BANK) có hoạt động liên quan về lĩnh vực xây dựng.
– Tham gia giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, các bộ môn liên quan về xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Qua bài chia sẻ trên, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có thể được xét vào là một ngành học đang được theo đuổi và đầu tư. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích tới các bạn tân sinh viên trong tương lai.