Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 15, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Luật kinh tế - Đại Học Luật Hà Nội

Review ngành Luật Kinh tế – Đại học Luật Hà Nội (HLU): Cơ hội việc làm rộng mở

Là một trong những ngành đào tạo thế mạnh của Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Kinh tế luôn là lựa chọn của rất nhiều thí sinh có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực luật pháp.  Vậy ngành Luật Kinh tế là gì? Chương trình học tại HLU ra sao? Dưới đây là review chi tiết nhất về ngành Luật Kinh tế tại HLU mà teen lớp 12 có thể tham khảo.

1. Ngành Luật kinh tế là gì? Có giống ngành Luật không?

Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật và thuộc lĩnh vực kinh tế. Các quy định của Luật Kinh tế được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những phát sinh trong quan hệ kinh tế (tổ chức, quản lý, tranh chấp…) của nhà nước và giữa các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác nhau. 

Luật Kinh tế là một phần rất quan trọng của nền kinh tế, sự ra đời của ngành này giúp đảm bảo các quy định kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp, trong quá trình giao thương trong và ngoài nước. Trong trường hợp có các tranh chấp xảy ra, các điều khoản trong Luật Kinh tế sẽ là cán cân công ty giúp các chủ thể kinh doanh giải quyết tranh chấp, thỏa thuận hợp đồng một cách rõ ràng.

2. Chương trình Luật kinh tế tại HLU như thế nào?

Theo học Luật kinh tế tại HLU, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, người học còn được đào tạo để trở thành những người có phẩm chất chính trị và đạo đức phục vụ cho công việc và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Thời gian và lộ trình chi tiết về chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội như sau:

– Thời gian đào tạo: 4 năm;

– Khối lượng kiến thức đào tạo 126 tín chỉ (25 tín chỉ khối kiến thức đại cương; 91 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp);

Các học phần được Đại học Luật Hà Nội đưa vào giảng dạy trong ngành Luật Kinh tế

Với học phần khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải đạt kết quả học tập theo quy định của trường. Trường hợp sinh viên không có nguyện vọng làm khóa luận tốt nghiệp có thể lựa chọn 2 cách sau:

– Đăng ký học và thi các môn học thuộc khối kiến thức chuyên sâu của ngành Luật Kinh tế hoặc các môn kỹ năng với số tín chỉ là 10.

– Đăng ký đi thực tập theo điều kiện và kế hoạch của trường được tính 4 tín chỉ đồng thời đăng ký học và thi các môn thuộc khối kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế với số tín chỉ là 6.

3. Mức điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế

Điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế của HLU thuộc nhóm cao so với các trường có cùng ngành đào tạo. Mức điểm lấy riêng biệt theo từng tổ hợp, mỗi tổ hợp môn khác nhau sẽ có điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn năm 2021 theo từng tổ hợp như sau: Khối A00 lấy 26.26 điểm; khối A01 có điểm chuẩn 26.9 điểm; khối C00 lấy 29.25 điểm;

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Luật Hà Nội Luật kinh tế Luật 29.733029.6729.7327.3625.526.529.129.5228.9427.5526.5529.526.3526.826.25
Ghi chú

Xét học bạ

Xét học bạ

Xét học bạ

Xét học bạ

Tốt nghiệp THPT

Tốt nghiệp THPT

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Học bạ

Học bạ

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT
Luật kinh tế

Như vậy, để có thể trúng tuyển vào HLU với Ngành Luật Kinh tế, thí sinh sẽ phải chuẩn bị thật tốt cho việc ôn tập cùng với sự thông minh khi đặt nguyện vọng vào trường.

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Luật Kinh tế khi ra trường

Cử nhân ngành Luật Kinh tế của HLU khi ra trường có thể dễ dàng có được công việc với mức lương hấp dẫn. Một số công việc như:

– Chuyên viên tư vấn pháp luật phụ trách việc phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước và các công ước của quốc tế.

– Trở thành chuyên viên hoặc luật sư thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý.

– Trở thành giảng viên giảng dạy trong các trường có đào tạo về ngành Luật Kinh tế…

Luật sư kinh tế là một nghề có cơ hội phát triển rất tốt.

Tùy theo kinh nghiệm cũng như vị trí đảm nhận, mà người làm trong ngành Luật kinh tế có những mức lương khác nhau, dao động từ 4-6 triệu cho người chưa có kinh nghiệm và có thể lên tới 30 – 40 triệu nếu lên vị trí Partner/Trưởng nhóm.

Với chương trình giảng dạy chất lượng, sự đầu tư bài bản kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Cử nhân ngành Luật Kinh tế tại HLU luôn được các công ty, tập đoán đánh giá khá cao về khả năng làm việc chuyên nghiệp, độc lập và hiệu quả. Còn đối với các teen lớp 12, Luật Kinh tế luôn là niềm mơ ước của những em yêu thích ngành Luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng.

Tin tức mới nhất