Chuyên ngành Marketing thương mại - Đại Học Thương Mại
Review chuyên ngành Marketing (Marketing thương mại) trường Đại học Thương mại (TMU)
Marketing thương mại là ngành học vô cùng hot và cần nhiều nhân lực trên thị trường lao động. Nắm bắt được xu hướng đó, Đại học Thương mại (TMU) đã mở thêm ngành đào tạo về Marketing, hứa hẹn đem đến chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mục lục
1. Chuyên ngành Marketing thương mại là gì?
Chuyên ngành Marketing thương mại là ngành học đào tạo quá trình tổ chức, quản lí và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thỏa màn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ
2. Chuyên ngành Marketing thương mại tại Đại học Thương mại có gì đặc biệt?
Chuyên ngành Marketing thương mại thuộc Khoa Marketing trường Đại học Thương mại được thành lập năm 1960 với tên gọi là Khoa Thương phẩm. Cùng với sự phát triển song song với quá trình phát triển của nhà trường, Khoa Marketing đã vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo,…Có thể nói rằng, đây là một cơ sở đào tạo uy tín về Marketing thương mại trên thị trường đào tạo lao động Marketing hiện nay.
Sinh viên khi theo học chuyên ngành Marketing thương mại ngoài học các kiến thức căn bản về kinh tế và kinh doanh nói chung còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu và thực tiễn. Các kiến thức chuyên sâu cần phải học bao gồm: Nghiên cứu marketing, hành vi khách hàng, marketing quốc tế, marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị, truyền thông marketing và xúc tiến, quản trị chiến lược và công nghệ marketing thương mại, Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ; Quản trị PR và các tình huống và thực hành marketing kinh doanh và marketing thương mại B2B và B2C; Marketing trong lĩnh vực thương mại dịch vụ như Marketing ngân hàng, dịch vụ tài chính, nhà hàng,…
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tạo điều kiện đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từ doanh nhân, chuyên gia hàng đầu, các cựu sinh viên thành đạt nhằm rèn luyện kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh canh của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên biết thực hiện các kỹ năng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại bao gồm: Phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.
Sinh viên chuyên ngành Marketing thương mại có thể tham gia các CLB chuyên ngành hỗ trợ cho việc học tập của Khoa và Trường cũng như các CLB khác để hỗ trợ phát triển toàn diện như: Câu lạc bộ Marketing, câu lạc bộ TCT, Hội sinh viên marketing, được tham gia các hoạt động, các sự kiện của khoa và nhà trường như hoạt động sinh hoạt các chuyên đề chuyên sâu về marketing, học thiết kế, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập, tham gia các hoạt động tình nguyện. Các cuộc thi sáng tạo cũng được tổ chức thường xuyên như “Đi tìm vua Content”, “Thách thức nỗi sợ hãi”, “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo”, “Nhà truyền thông tài năng”, “Chiến binh Marketing”, “Khoa Marketing – TMU trong tôi 2020”, “Hành trang nghề marketing trong thời đại mới” và nhiều cuộc thi khác được sinh viên đón nhận nhiệt tình.
3. Điểm chuẩn Chuyên ngành Marketing thương mại tại Đại học thương mại
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thương Mại | Marketing thương mại | Marketing | 27 | 20.5 | 19 | 17.5 | 18 | 25 | 27 | 29 | 145 | 27 | 26 | 27.45 |
Ghi chú | Học bạ | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội | Đánh giá tư duy | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Chương trình CLC | Đánh giá tư duy; Chương trình CLC | Học bạ; Chương trình CLC | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | (ngành marketing thương mại) – Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 23. | Marketing thương mại |
4. Sinh viên học Chuyên ngành Marketing thương mại ra trường làm gì?
Sinh viên khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại các doanh nghiệp thương mại, trong ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu. Cụ thể tại các vị trí như:
– Bộ phận kinh doanh, marketing, thương hiệu, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hành và dịch vụ khách hàng.
– Bộ phận nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, marketing, quản trị hệ thống kênh và mạng phân phối, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng, truyền thông thương mại.
– Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistic của doanh nghiệp.
– Bộ phận trong các trường đại học, viện nghiên cứu làm công tác đào tạo và giảng dạy kiến thức liên quan đến ngành marketing.
Hy vọng rằng bài viết về chuyên ngành Marketing (Marketing thương mại) trường Đại học Thương mại (TMU) sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn trường, chọn ngành.
- Review Đại học Thương Mại (TMU) – Em phải vào Thương Mại học kinh tế
- “Tất tần tật” về ngành Marketing – “Sức hấp dẫn không thể chối từ” với Gen Z
- Marketing - Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
- Marketing - Đại Học Kinh Tế TPHCM
- Kinh doanh quốc tế - Đại Học Thương Mại
- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Đại Học Thương Mại