Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Ngân hàng - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Review chuyên ngành Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương (FTU): Nhà ngân hàng tương lai

Thị trường lao động không hề bão hòa như nhiều người lầm tưởng, theo nghiên cứu của các chuyên gia, ngành Tài chính – Ngân hàng, hay cụ thể là chuyên ngành Ngân hàng vẫn luôn “khát” nhân lực và được đánh giá cao kể cả trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm. Vậy hãy cùng vén màn bức tranh toàn cảnh về chuyên ngành lâu đời này nhé!

Chuyên ngành Ngân hàng tại Đại học Ngoại thương

1. Giới thiệu

Chương trình Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng là một trong những chương trình đào tạo tiêu chuẩn thuộc khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương. Sinh viên được đào tạo kiến thức chuyên môn về các mảng như: Ngân hàng Trung ương (NHTW), Ngân hàng Thương mại (NHTM), Ngân hàng đầu tư, Kế toán ngân hàng, Ứng dụng công nghệ, Quản trị rủi ro trong ngân hàng. 

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành2024202320222021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Ngân hàng Kế toán , Tài chính - Ngân hàng 027.827.828.25
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Điểm thi TN THPT, Các tổ hợp khác chênh lệch giảm 0,5 so với khối A00

Điểm thi TN THPT. (Các tổ hợp A01; D01; D03; D05; D06; D07 chênh lệch giảm 0.5 điểm so với tổ hợp A00)

3. Kho kiến thức khổng lồ cần trang bị

Chuyên ngành Ngân hàng tại trường Đại học Ngoại thương trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan đến ngành Tài chính – Ngân hàng nói chung, và chuyên ngành Ngân hàng nói riêng như:

  • – Nghiên cứu những lý luận chung về thế giới quan, phương pháp luận, tư duy logic; quan điểm chính trị, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • – Kiến thức chung của lĩnh vực kinh tế như kinh tế vi mô, vĩ mô để tạo tiền đề nghiên cứu các kiến thức ngành Tài chính – Ngân hàng.
  • – Hiểu, vận dụng và có khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý thống kê, kế toán, marketing, quản trị học vào quá trình học tập, nghiên cứu kiến thức chuyên ngành.
  • – Hiểu sâu các lý thuyết của chuyên ngành đào tạo như nguyên lý tài chính, nguyên lý hoạt động của Ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, thị trường tài chính và các định chế tài chính, hệ thống thông tin, quản trị nguồn nhân lực, phân tích đầu tư chứng khoán, quản trị tài chính quốc tế, quản trị dự án… Đồng thời biết vận dụng, phân tích, đánh giá và áp dụng các kiến thức chuyên ngành vào công việc cụ thể.

(Nguồn: Phòng Quản lý Đào tạo – trường Đại học Ngoại thương)

Bên cạnh đó, để nổi bật và có khả năng cạnh tranh trong môi trường nghề nghiệp đầy “khốc liệt” này, sinh viên cần trang bị thêm các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như: Ngân hàng viên Chuyên nghiệp (CIB), chứng chỉ Phân tích đầu tư quốc tế công chứng (CIIA), chứng chỉ về Tài trợ thương mại quốc tế, kiểm tra chứng từ trong thanh toán quốc tế, bảo lãnh thanh toán (CITF, CDCS, CDCG), chứng chỉ hành nghề Phân tích Tài chính Chuyên nghiệp (Chartered Financial Analyst – CFA), và Kế toán Công chứng (ACCA). Chương trình đào tạo có những nội dung thực tiễn, hỗ trợ sinh viên học và thi các chứng chỉ hành nghề quốc tế cần thiết.

4. Kỹ năng làm nên khác biệt

Chuyên ngành Ngân hàng đảm bảo đầu ra về các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc:

  • – Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, lập luận, phân tích.
  • – Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức, lên kế hoạch, quản lý.
  • – Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, xây dựng mô hình, phân tích, đánh giá các vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, hay phục vụ cho công việc.
  • – Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo để phục vụ cho công việc chuyên môn tại ngân hàng.
  • – Sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng, kỹ năng thuyết trình, truyền đạt thông tin, khả năng soạn thảo văn bản, hợp đồng bằng tiếng Anh, tối thiểu bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
  • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

5. Có phải học ngân hàng ra trường chỉ làm ngân hàng?

  • Cơ hội nghề nghiệp

Không chỉ làm việc trong các ngân hàng, sinh viên chuyên ngành Ngân hàng sau khi tốt nghiệp còn có khả năng giữ vị trí tại các doanh nghiệp, tổ chức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế như:

  • – Đảm nhận các vị trí trong Ngân hàng thương mại (Quan hệ khách hàng, kế toán, quản trị rủi ro trong ngân hàng,…), Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính, Cục Thuế, Hải quan, bộ ban ngành…)
  • – Đảm nhận công việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, định chế tài chính trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng trong và ngoài nước (Quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ tín dụng, tổ chức phi lợi nhuận,…) như chuyên viên tài chính, chuyên gia thẩm định đầu tư và tín dụng, kế toán,…
  • – Giữ vị trí chuyên viên tại các tổ chức khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF),… hoặc nắm giữ vai trò liên quan tới tài chính tại đại sứ quán, các tổ chức quốc tế khác.
  • – Tham gia giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

Sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hoặc hoạt động ở 2 CLB do khoa bảo trợ chuyên môn là CLB Chứng khoán và CLB Nhà ngân hàng tương lai; hay cơ hội tham quan, thực tập tại các đơn vị đối tác của khoa như: Vietcombank, VCBS, VP Bank, MB, INDEC,… và được tuyển dụng vào các công ty, tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo. Bên cạnh đó, với khung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế, sinh viên được mở rộng kiến thức, có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau bên cạnh chuyên ngành đào tạo chính.

Đại học Ngoại thương đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên. Các hội thảo chuyên đề của trường, khoa, viện; định hướng nghề nghiệp nhằm giúp đỡ sinh viên trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai; chương trình Ngày hội việc làm giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn; hay chương trình tham vấn tâm lý miễn phí, nhằm quan tâm sát sao tới sức khỏe tâm lý của sinh viên. Trường cũng dành sự quan tâm lớn cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên. Với gần 40 câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ chuyên môn, sở thích, tình nguyện, đoàn, hội sinh viên, tạo môi trường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên, cũng vì thế mà sinh viên Ngoại thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo, đa tài, có khả năng làm đa ngành, nghề. Thực tế cho thấy sinh viên Ngoại thương làm trái ngành rất nhiều nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống câu lạc bộ, ví dụ như Ca sĩ Hoàng Dũng, các hoa hậu, hoa khôi, MC, biên tập viên, người mẫu,… đều xuất thân từ các câu lạc bộ của trường.

  • Định hướng học tập sau đào tạo

Sinh viên có cơ hội tham gia chương trình trao đổi, chuyển tiếp tại đại học Huddersfield (UK) hoặc tham gia nghiên cứu, học tập ở những bậc đào tạo cao hơn tại trường, hoặc ở các trường học danh tiếng nước ngoài có quan hệ đối tác với trường.

Trước sức cạnh tranh khốc liệt của chuyên ngành, trường Đại học Ngoại thương luôn có những hướng đổi mới chương trình đào tạo để bắt kịp với xu hướng của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Bài viết “Review chuyên ngành Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương (FTU): Nhà ngân hàng tương lai” mang đến cho các em một góc nhìn khác về chuyên ngành đào tạo để có được những lựa chọn sáng suốt cho nghề nghiệp tương lai.

Tin tức mới nhất