Chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp - Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Review ngành Ngôn ngữ Pháp Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Sự đồng điệu của những tâm hồn đầy lãng mạn
Được mệnh danh là ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới, chắc các em đã từng một lần xao xuyến bởi những lời ca tiếng hát, những lời tỏ tình ngọt ngào bằng tiếng Pháp. Vậy các em có muốn một lần chinh phục thứ ngôn ngữ xinh đẹp này hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Mục lục
1. Ngôn ngữ Pháp là gì?
Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Ngôn ngữ Pháp đào tạo cho sinh viên khả năng sử dụng thành thạo cả 2 ngoại ngữ Anh và Pháp, có kỹ năng biên – phiên dịch, có kiến thức về kinh tế – du lịch, văn hóa xã hội Việt Nam và Pháp. Chương trình kết hợp các hoạt động trải nghiệm giúp người học phát triển khả năng sáng tạo, tự lĩnh hội tri thức và hoàn thiện bản thân trong quá trình học.
2. Điểm chuẩn Ngôn ngữ Pháp
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội | Ngôn ngữ Pháp | Ngôn ngữ Pháp | 960 | 95 | 32.99 | 90 | 32.99 | 35.77 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội | Tốt nghiệp THPT | Điểm thi TN THPT | Chất lượng cao |
3. Ngôn ngữ Pháp và hành trình theo đuổi đam mê
Chuyến tàu tri thức của thanh xuân
Sinh viên chất lượng cao Ngôn ngữ Pháp được đào tạo bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp trong 152 tín chỉ bao gồm:
+ Khối kiến thức chung (32 tín): Xây dựng tư duy khoa học xã hội, tư tưởng chính trị, tin học, tiếng Anh cơ sở, GDTC, GDQP,…
+ Khối kiến thức theo lĩnh vực (6 tín): Các môn học Kinh tế Quốc tế, môn tự chọn như Địa chính trị, Môi trường và phát triển, Tìm hiểu cộng đồng châu Á.
+ Khối kiến thức theo khối ngành (12 tín): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Việt ngữ học, Tư duy phê phán, Tìm hiểu cộng đồng châu Âu cùng một số môn học tự chọn khác.
+ Khối kiến thức theo nhóm ngành (54 tín): bao gồm các khối kiến thức về Ngôn ngữ – Văn hóa và khối kiến thức tiếng (Tiếng Pháp từ 1A tới 4C).
+ Khối kiến thức ngành (36 tín): Các em được học qua các môn Lý thuyết dịch, Phiên dịch, Biên dịch, Phương pháp tư liệu chuyên đề, Khởi nghiệp, Nhập môn khoa học du lịch, Kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ, Giao tiếp lễ tân ngoại giao,… và 12 tín chỉ Kiến tập, Thực tập, Khóa luận tốt nghiệp.
Hoạt động thực tập trải nghiệm – món ăn tinh thần không thể thiếu của sinh viên khoa Pháp
Đại học Ngoại ngữ cùng Khoa NN&VH Pháp luôn tích cực ký kết các thỏa thuận hợp với với doanh nghiệp tại nhiều lĩnh vực khác nhau để mang đến nhiều hoạt động thực tập, trải nghiệm cho sinh viên hay cung cấp những suất học bổng giá trị như: Học tập tại Công ty du lịch Amica Travel, thực tập tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, tham gia dự án “Bán đồ ăn vặt online gây quỹ ủng hộ người khó khăn”, tổ chức lễ trao Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế với sự phối hợp của Trường Cao đẳng Văn Lang, học bổng Amica Travel,…
Chương trình hợp tác quốc tế – Cơ hội tung cánh tại trời tây
Trở thành sinh viên Ngôn ngữ Pháp, các em sẽ không khỏi choáng ngợp bởi vô sô những chương trình trao đổi, liên kết đào tạo của khoa, mang tới cơ hội học tập siêu xịn sò cho các em như: Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Picardie Jules Vernes (Pháp); Chương trình trao đổi hợp tác với các trường Đại học Artois (Pháp), Đại học Lyon 3 (Pháp), Đại học Paul-Valéry – Montpellier (Pháp), Đại học Rabat Hasan V (Maroc), Đại học UQAM (Canada), Đại học Laval (Canada), Trường Cao đẳng (CEGEP) Marie-Victorin (Canada).
Ngoài ra, khoa còn có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác danh tiếng trên trường quốc tế như Tổ chức quốc tế Pháp Ngữ (OIF), Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF), Trung tâm Tiếng Pháp Châu Á – Thái Bình Dương (CREFAP), Nhóm Đại sứ và tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF), Hội Hữu nghị Pháp-Việt, Hiệp hội Vì sự phát triển của giảng dạy tiếng Pháp tại các nước Đông Nam Á (PREFASSE), Chi hội Hữu nghị Pháp-Việt Choisy le Roy và Đại sứ quán các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Việt Nam nhằm mang tới cho các em những suất học bổng giá trị, những hoạt động trải nghiệm thực tế ngay tại đất nước Pháp thơ mộng.
4. Hiện thực hóa giấc mơ với ngành Ngôn ngữ Pháp
Những vị trí sinh viên chất lượng cao Ngôn ngữ Pháp có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp là:
+ Biên/ phiên dịch viên trong các hoạt động ngoại giao tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, biên tập viên cho nhà xuất bản tiếng Pháp, làm việc trong các trung tâm tin tức, truyền thông báo chí thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội.
+ Thư ký/ Trợ lý đối ngoại tại công ty Pháp hoặc các nước sử dụng tiếng Pháp, công ty Việt Nam sử dụng tiếng Pháp, điều phối dự án trong các hoạt động hợp tác, giao dịch với đối tác sử dụng ngôn ngữ Pháp hoặc Anh và có khả năng phát triển lên quản lý bậc trung.
+ Hoạt động trong lĩnh vực du lịch khách sạn sử dụng ngôn ngữ Anh, Pháp.
+ Nghiên cứu viên trong lĩnh vực ngôn ngữ Pháp, văn hóa, theo đuổi lên những bậc học cao hơn như thạc sĩ,… tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
5. Những tấm gương tiêu biểu
Thông qua bài viết “Review ngành Ngôn ngữ Pháp Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Sự đồng điệu của những tâm hồn đầy lãng mạn”, hy vọng các em đã hiểu hơn về ngành Ngôn ngữ Pháp để có lựa chọn phù hợp với niềm đam mê của mình nhé!
- Review Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Thiên đường của các loại ngôn ngữ
- Ngôn ngữ Pháp - Đại Học Sư Phạm TPHCM
- Tiếng Pháp thương mại - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
- Sư phạm Tiếng Hàn - Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Ngôn ngữ Ả Rập - Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội