Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Review chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính trường Đại học Ngoại thương (FTU): Xu hướng nổi bật nhưng cũng đầy thách thức

Theo các báo cáo của chuyên gia, Phân tích và Đầu tư tài chính đang tạo nên cơn sốt về nhân lực, là một ngành nghề mang lại mức thu nhập đáng mơ ước nhưng cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính tại trường Đại học Ngoại thương có thực sự là một lựa chọn phù hợp hay không nhé!

Phân tích & Đầu tư tài chính là gì?

1. Giới thiệu

Là một trong những chương trình đào tạo tiêu chuẩn thuộc khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương, sinh viên được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về tài chính, đầu tư trên thị trường tài chính như các kỹ năng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán, phái sinh, tư vấn M&A,… theo những xu hướng hiện đại của thị trường trong nước và quốc tế.

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành20232021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Phân tích và Đầu tư tài chính Kế toán , Tài chính - Ngân hàng 27.828.25
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Điểm thi TN THPT. (Các tổ hợp A01; D01; D03; D05; D06; D07 chênh lệch giảm 0.5 điểm so với tổ hợp A00)

3. Tương lai rộng mở – cần trang bị những gì?

Dưới sự phát triển của các nền tảng số như BigData, Fintech,… Lĩnh vực Phân tích và Đầu tư tài chính trở thành một ngành nghề đáng mơ ước với mức thu nhập cực ‘khủng’, nhưng nó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, yêu cầu nghề nghiệp khắt khe và khả năng nhạy bén với những thay đổi của thị trường, thời đại. Tại Đại học Ngoại thương, sinh viên chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính được trang bị những kiến thức và kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt chương trình học tương thích tới 80% với chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính chuyên nghiệp – CFA, tương thích cao với chương trình đào tạo ở các trường học uy tín trên thế giới.

  • Về kiến thức:
    • – Tư duy logic, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật đại cương,…
    • – Cung cấp các kiến thức cơ sở của khối ngành, cơ sở ngành như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng, nguyên lý kế toán, marketing, quản trị học, giao dịch thương mại quốc tế,… để ứng dụng vào nghiên cứu các vấn đề của nền kinh tế, tài chính ngân hàng.
    • – Hiểu sâu các kiến thức của ngành Tài chính như tài chính công, tài chính doanh nghiệp tài chính quốc tế, quản trị rủi ro tài chính, phân tích và đầu tư chứng khoán,… để vận dụng vào công việc, thích ứng với môi trường làm việc chuẩn quốc tế.
    • – Nắm vững kiến thức chuyên ngành như Thị trường chứng khoán, Quản trị danh mục đầu tư, Chiến lược tài chính doanh nghiệp, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích kỹ thuật chứng khoán,… để giải thích các vấn đề thực tiễn, áp dụng vào công việc chuyên môn của lĩnh vực Phân tích và Đầu tư tài chính.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, lên kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành dự án, thích ứng với môi trường kinh doanh biến động liên tục,…
    • – Kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, tối thiểu bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Phân tích & Đầu tư tài chính (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Cơn sốt nghề nghiệp và cơ hội cho sinh viên khi tốt nghiệp

Với định hướng mang yếu tố quốc tế của chương trình học, sinh viên chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính tại Đại học Ngoại thương không chỉ đảm nhiệm các vị trí trong nước, mà còn có thể định hướng làm việc tại các cơ quản, tổ chức, dự án quốc tế sau khi tốt nghiệp như:

  • – Chuyên gia Fintech
  • – Chuyên gia tài chính, môi giới, chuyên gia phân tích và đầu tư, chuyên gia thẩm định đầu tư, giám đốc ngân quỹ, giám đốc tài chính, kiểm soát viên tài chính tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và đầu tư trong và ngoài nước như các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các cơ quan quản lý nhà nước,…
  • – Chuyên gia tài chính tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực và quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), hoặc các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính ở các đại sứ quán,…
  • – Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, trường đại học, tham gia giảng dạy về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

Trong quá trình học, sinh viên có cơ hội nhận học bổng, tham quan và thực tập tại các đối tác của Khoa như: Vietcombank, VP Bank, MB Bank, VCBS, PSI, Deloitte, INDEC, Smartcom, E&Y, ICAEW,… và cơ hội tuyển thẳng vào ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hàng đầu. Sinh viên cũng có thể tham gia các chương trình trao đổi, chuyển tiếp sang các trường đại học uy tín nổi tiếng thế giới, nhận những học bổng, ưu đãi học phí hấp dẫn từ đối tác của trường Đại học Huddersfield (UK), Đại học Manheim (Đức), Đại học Coventry (UK),…

Hy vọng bài viết Review chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính trường Đại học Ngoại thương (FTU): Xu hướng nổi bật nhưng cũng đầy thách thức” giúp các em hiểu rõ hơn về chuyên ngành có sớm có định hướng cho tương lai của mình.

Tin tức mới nhất