Chuyên ngành Xã hội học - Đại Học Mở TPHCM
Review ngành Xã hội học của Đại học Mở TP.HCM (OU): Tưởng không “Hot” mà “Hot” không tưởng
Sự phát triển của xã hội hiện đại kéo theo nhiều mối quan tâm về con người và xã hội đương thời. Chính vì vậy, ngành Xã hội học ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội ngày nay, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các bạn trẻ. Vậy có nên học ngành này không? Để trả lời được câu hỏi này mời các bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Mục lục
1. Giới thiệu ngành Xã hội học
Xã hội học (Sociology) là ngành học chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Ngành này sẽ sử dụng các phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Ngành Xã hội học nghiên cứu rất đa dạng các chủ để, bao gồm nhiều phạm trù gia đình – Nhà nước, sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội – niềm tin chung của một nền văn hóa chung, sự ổn định – sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội, tội phạm đến tôn giáo.
Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị năng lực tư vấn, xây dựng các chính sách xã hội nhằm đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đất nước, xã hội.
Ngoài ra, sinh viên ngành Xã hội học cũng sẽ được chú trọng phát triển kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán – thương lượng, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ… để các bạn có đủ tự tin và năng lực thực hiện tốt mọi công việc chuyên môn.
2. Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo hệ đại học chính quy ngành Xã hội học của Đại học Mở TP.HCM là 4 năm, tương đương với 126 tín chỉ tích lũy. Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Xã hội học và có nhiều cơ hội học tập lên các trình độ cao hơn tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Khung chương trình đào tạo ngành Xã hội học bao gồm khối kiến thức đại cương (30% tổng số tín chỉ) và khối kiến thức chuyên ngành (60% tổng số tín chỉ). Với những học phần chuyên môn tiêu biểu như Nhập môn khoa học giao tiếp, Pháp luật đại cương, Kinh tế học đại cương, Tâm lý học đại cương, Nhân học đại cương, Thống kê xã hội, Phương pháp nghiên cứu xã hội, Xã hội học đại cương, Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Xã hội học về gia đình, văn hóa, lối sống, nông thôn, đô thị, di dân, kinh tế, tội phạm…
Xã hội học là một ngành có truyền thống đào tạo 30 năm của Đại học Mở TP.HCM nên chất lượng đào tạo của trường luôn thuộc Top đầu trong cả nước. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 18 thầy cô có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, với 60% giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển như: Anh, Bỉ, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp… Tất cả thầy cô đều nhiều kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy, đã và đang tham gia nhiều nghiên cứu khoa học, viết nhiều sách, báo, tạp chí khoa học trong cả nước và đang quản lý, điều hành các chương trình, dự án xã hội.
Hơn nữa, giáo trình giảng dạy của ngành Xã hội học đều được biên soạn dựa trên những chương trình đào tạo các nước tiên tiến và có cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình của Việt Nam và xã hội. Do đó, sinh viên được tiếp cận với nguồn kiến thức hiện đại, tiên tiến và thực tiễn nhất.
Đồng thời, các bạn cũng có rất nhiều môi trường học tập và rèn luyện kiến thức vào thực tế như tham gia các câu lạc bộ của trường, cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp hay các tổ chức, cơ sở xã hội, chương trình, dự án… Cùng rất nhiều hoạt động ngoại khóa của Đoàn, Hội nên sinh viên Xã hội học của Đại học Mở TP.HCM rất năng động, nhiệt tình và ham học hỏi, luôn được đánh giá rất cao bởi các chuyên gia, nhà tuyển dụng.
3. Điểm chuẩn ngành Xã hội học
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Mở TPHCM | Xã hội học | Xã hội học | 25.3 | 24.1 | 23.5 | 22 | 18 | 23.1 |
Ghi chú | Nhận hết HSG + Học bạ có CCNN+ Học bạ: 25.3 | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Xét học bạ | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường
Nếu các bạn đang mơ hồ về công việc của sinh viên ngành Xã hội học sau khi ra trường làm gì thì những đầu việc sau đây sẽ giúp các bạn cụ thể hóa hơn nhé!
– Cán bộ chuyên môn làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước với công việc quản lý, chuyên viên tại các Ủy ban nhân dân các cấp.
– Tham gia công tác tại các tổ chức, đoàn thể xã hội như hội phụ nữ, thanh niên, chữ thập đỏ…
– Chuyên viên tư vấn các lĩnh vực xã hội về hôn nhân và gia đình, trẻ em, học đường,…
– Chuyên viên quản trị nhân lực, chuyên gia quan hệ lao động, người trung gian hòa giải các tranh chấp trong công việc, bộ phận quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường… làm việc tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
– Nhân viên Truyền thông – Marketing làm tại các công ty chuyên truyền thông – quảng cáo, tổ chức sự kiện; các tòa soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh…
– Nhân viên xã hội công tác tại các tổ chức phi chính phủ, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, lĩnh vực công tác xã hội, cộng tác viên phát triển cộng đồng trong các dự án phát triển, cung cấp các dịch vụ xã hội…
– Nghiên cứu viên và giảng viên dạy tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các viện nghiên cứu.
Trên đây là thông tin chi tiết về ngành Xã hội học của Đại học Mở TP.HCM cũng như cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở của ngành học này. Qua những chia sẻ trong bài viết chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao ngành học này lại “Hot” đến vậy và đưa ra được quyết định phù hợp với năng lực, sở thích của mình rồi đúng không. Chúc các bạn thành công!