Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | March 28, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Y học dự phòng - Đại Học Y Hà Nội

Review ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Cống hiến vì sức khỏe cộng đồng

Y học dự phòng là một ngành đào tạo tại ngôi trường danh tiếng Đại học Y Hà Nội (HMU). Cái tên nghe có vẻ trừu tượng và khó hiểu nhỉ. Vậy Y học dự phòng là gì, HMU đào tạo Y học dự phòng như thế nào?

Ngành Y học dự phòng

1. Ngành Y học dự phòng là gì?

Ngành Y học dự phòng là một ngành đào tạo hệ chính quy tại Đại học Y Hà Nội, cung cấp và rèn luyện cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong vấn đề chẩn đoán sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…

Y học dự phòng tại Đại học Y Hà Nội

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Y Hà Nội Y học dự phòng Y học dự phòng 22.323.1524.85
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT

Điểm thi TN THPT
TTNV<=3

Điểm thi TN THPT
TTNV<=4

3. Học Y học dự phòng như thế nào tại HMU?

Thời gian học tập ngành Y học dự phòng tại Đại học Y Hà Nội là 6 năm, lộ trình học tập như sau:

  • – Kiến thức giáo dục đại chương: Môn học chung (45 ĐVHT), môn khoa học cơ bản (26 ĐVHT)
  • – Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 277 ĐVHT (trong đó có 29 ĐVHT thuộc các môn cơ sở ngành, 65 ĐVHT chuyên ngành, 113 ĐVHT chuyên môn, 58 ĐVHT tự chọn)
  • – Kiến thức bổ trợ: 58 ĐVHT
  • – Học phần tốt nghiệp: có thể lựa chọn 2 hình thức là khóa luận hoặc thi lý thuyết, thi lâm sàng, thi lý luận chính trị.

Sinh viên tham gia đào tạo ngành Y học dự phòng tại HMU sẽ có đầy đủ tố chất đảm nhiệm các vị trí công việc thực tiễn, các kiến thức, kỹ năng chuyên môn như:

  • – Thu thập, xử lý thông tin sức khỏe cộng đồng, vấn đề của y tế công cộng
  •  – Phát hiện, theo dõi và xử lý các yếu tố nguy cơ, nguồn gốc của các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
  • – Lên kế hoạch tổ chức, phân tích các chương trình, truyền thông về giáo dục sức khỏe cho nhân dân, tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • – Tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, có khả năng tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ.
  • – Thực hiện được một số xét nghiệm về Y học dự phòng, xử lý một số bệnh trạng thường gặp, ca cấp cứu cộng đồng.

4. Định hướng sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Y học dự phòng ra sao?

Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

  • – Tại các cơ sở y tế, giáo dục: Cục Y học dự phòng thuộc Bộ Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật, Viện vệ sinh dịch tế Trung ương, trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng, trung tâm Y tế dự phòng, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng,…
  • – Các khoa, bệnh viện: khoa dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện,…
  • – Các tổ chức quản lý về chăm sóc sức khỏe (điều phối, tư vấn,…)
  • – Công ty về lĩnh vực y tế, sức khỏe
  • – Tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước liên quan tới lĩnh vực y tế: các nghiên cứu, dự án thử nghiệm lâm sàng,…

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể lựa chọn định hướng học tập tiếp sau khi ra trường như học lên các bậc học cao hơn như: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II.

Nếu là một người quan tâm đến sức khỏe cộng đồng, chắc chắn Y học dự phòng sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng cho các em muốn dấn thân vào ngành Y. Bài “Review ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Cống hiến vì sức khỏe cộng đồng” hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho các em muốn tìm hiểu về ngành học này.

Tin tức mới nhất