Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Y khoa - Đại Học Y Hà Nội

Review ngành Y khoa trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Ngành mũi nhọn của trường có dễ kiếm việc không?

Với nhu cầu cao về nhân lực qua hàng năm, ngành Y khoa chưa bao giờ hết “hot” với những thí sinh xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực Y học. Vậy hãy cùng khám phá chuyên ngành này tại Đại học Y Hà Nội xem bản thân có phù hợp với nó không nhé!

Ngành Y khoa

1. Ngành Y khoa là gì?

Chuyên ngành Y khoa đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về y học giúp sinh viên có những kiến thức kiến thức nền tảng, chuyên môn trong khám, chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân. 

2. Điểm chuẩn

Ngành Y khoa tại Đại học Y Hà Nội luôn giữ mức điểm chuẩn cao kỷ lục qua từng năm.

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Y Hà Nội Y khoa Y khoa 27.7324.2528.1528.85
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT

Tốt nghiệp THPT; Phân hiệu Thanh Hóa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Điểm thi TN THPT
TTNV<=1

Điểm thi TN THPT
TTNV<=1

3. Ngành yêu cầu khắt khe ở mọi kỹ năng

Bởi đặc thù nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe con người, ngành nghề yêu cầu độ chính xác, tỉ mỉ cao, kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng cùng đạo đức nghề nghiệp. Vậy cũng xem những kiến thức, kỹ năng mình sẽ rèn luyện được ở Đại học Y Hà Nội là gì nhé!

Sinh viên Y khoa với thời lượng học tập kéo dài 6 năm, sinh viên được rèn luyện cả về kiến thức cơ sở, và những kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc tương lai:

  • – Tư duy chính trị, đường lối chính sách của Đảng, quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
  • – Kiến thức cơ sở về khoa học, y dược học, y học lâm sàng,…
  • – Kiến thức về y học cổ truyền, y học hiện đại, vận dụng và kết hợp linh hoạt 2 phương thức trong công tác khám, chữa bệnh.
  • – Vận dụng phương pháp luận, kiến thức đã học nghiên cứu khoa học trong nghề nghiệp thực tiễn.

Bên cạnh yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn, sinh viên còn cần trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:

  • – Có khả năng truyền thông – giáo dục những thông tin về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân, những người xung quanh.
  • – Chẩn đoán, theo dõi, dự phòng, định hướng, xử lý các tình huống đột xuất, cấp cứu thông thường.
  • – Có khả năng thực hiện, chỉ định, phân tích một số xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng và thủ thuật cơ bản để phục vụ cho quá trình chẩn đoán, điều trị.
  • – Phát hiện dịch bệnh, các vấn đề sức khỏe cộng động, đề ra những biện pháp xử lý phù hợp.
  • – Khả năng nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y học.

4. Cơ hội nào cho sinh viên ngành Y khoa sau khi tốt nghiệp?

Sinh viên ngành Y khoa tại HMU sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập; các trạm y tế của phường, xã; các trung tâm y tế; hay tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp,…

Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học lên bậc cao hơn, thi bác sĩ nội trú tại trường, có cơ hội tham gia học trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo khác, trong đó số tín chỉ tích lũy tại cơ sở đào tạo khác không vượt quá 25% tổng khối lượng chương trình đào tạo của sinh viên.

5. Những người nổi tiếng xuất thân từ ngành Y khoa của HMU là ai?

Một nhân vật tiêu biểu của ngành Y khoa tại Đại học Y Hà Nội là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, tên của ông đã được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội. Ông từng là sinh viên khóa 1930 tại trường và tốt nghiệp với thành tích học tập vô cùng xuất sắc, trở thành người Việt Nam đầu tiên được giáo sư Henry Galliard – chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội bấy giờ giữ lại làm phụ giảng. Từ bước ngoặt đó, ông trở thành bác sĩ đầu ngành Việt Nam về nghiên cứu ký sinh trùng, sản xuất ra thuốc kháng sinh penicillin – công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống Pháp của nước nhà.

Chân dung Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

Qua bài viết “Review ngành Y khoa trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Ngành mũi nhọn của trường có dễ kiếm việc không?”, hy vọng các em đã có cái nhìn rõ hơn về chuyên ngành đào tạo và có thêm quyết tâm để theo đuổi đam mê đến cùng nhé!

Tin tức mới nhất