Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

NHÓM TÍNH CÁCH ESFJ – Người quan tâm (Trắc nghiệm MBTI)

1. Tổng quan về nhóm tính cách ESFJ

ESFJ là nhóm tính cách được viết tắt bởi các chữ cái:

– (E) Extraversion: Hướng ngoại

– (S) Sensing: Khả năng phán đoán

– (F) Feeling: Cảm xúc

– (J) Judgement: Óc phán đoán

ESFJ là nhóm tính cách mang đặc trưng của “Người quan tâm” bởi họ là những người hướng ngoại nhưng không bốc đồng, tùy hứng, mà ngược lại họ luôn chu đáo hỗ trợ và giúp đỡ những người xung quanh. 

Các ESFJ là nhóm tính cách hành động theo những giá trị truyền thống và các quy tắc đạo đức nghiêm ngặt. Mọi thứ mà ESFJ nhìn nhận đều rất rõ ràng theo 2 khía cạnh trắng – đen, đúng – sai, họ cũng không ngại việc chia sẻ đánh giá và nhìn nhận của mình về hành vi của người khác. Trong tất cả các mối quan hệ, ESFJ luôn tìm kiếm sự hòa hợp giữa mọi người và họ cảm thấy việc này sẽ dễ dàng hơn nếu mọi người cùng nhau tuân theo một bộ quy tắc chung. ESFJ luôn cảm thấy bản thân họ là người đảm nhận vai trò giúp mọi người có thể thực thi trật tự xã hội.

Nếu được người khác nhờ giúp đỡ, ESFJ luôn rất tận tâm, nhiệt tình và cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm với việc đó. Các ESFJ không thích làm việc một cách tùy hứng, ngược lại họ muốn làm việc theo thói quen và lịch trình cố định để đem lại hiệu quả tốt trong công việc.

Nếu là một ESFJ, nghĩa là bạn đang cùng nhóm tính cách với những nhân vật nổi tiếng sau:

Gerald Ford: Tổng thống Hoa Kỳ

Harry S. Truman: Tổng thống Hoa Kỳ

– Sam Walton: Người sáng lập Walmart

– Pope Francis: Đức giáo hoàng

– Andrew Carnegie: Nhà tư bản và nhà từ thiện

– Rick Santorum: Nghị sĩ và ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ

2. Nhóm tính cách ESFJ trong cuộc sống

Trong cuộc sống, ESFJ là những người nhiệt tính, thích lắng nghe ý kiến của mọi người. Họ tạo cho đối phương cảm giác mình là người thân thiện và dễ hòa đồng, tuy nhiên họ không thoải mái với những lời chỉ trích và xung đột. Họ không chịu được những chỉ trích mạnh mẽ, nhất là khi lời chỉ trích đến từ những người họ tin tưởng và thân thiết nhất.

Các ESFJ là những người có trí nhớ tốt, họ có thể nhớ được các chi tiết dù là nhỏ nhất. 

2.1 Ưu điểm của nhóm tính cách ESFJ trong cuộc sống

– Là những người ấm áp, thân thiện luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác

– Khó chấp nhận những mặt tiêu cực, mặt xấu của những người thân thiết xung quanh

– Để đạt những điều bản thân muốn, họ có thể làm mọi thứ có thể với sự nỗ lực hết sức

– Thực tế và có trách nhiệm

– Nghiêm túc trong mọi mối quan hệ và trân trọng những mối quan hệ lâu dài

– Có tinh thần lạc quan và được mọi người nhìn nhận là một người quyến rũ

– Giỏi quản lý tiền bạc

2.2 Nhược điểm của nhóm tính cách ESFJ trong cuộc sống

Là con người, ai ai cũng có nhược điểm của riêng mình, và ESFJ cũng không ngoại lệ. Quan trọng là biết được nó và cố gắng khắc phục, các ESFJ sẽ dễ dàng thành công. Những nhược điểm điển hình của các ESFJ như sau:

– Luôn hy sinh vì người khác mà đôi khi quên mất nhu cầu của bản thân mình

– Không linh hoạt trước những thay đổi

– Khó chấp nhận những xung đột

– Quản coi trọng vào địa vị xã hội của bản thân, quá để ý về việc người khác nhìn mình ra sao

– Khó chấp nhận những thiếu sót của người thân bên cạnh

– Luôn có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân nếu một mối quan hệ tan vỡ

– Có thể khiến bản thân làm những điều sai trái chỉ cần đạt được mục đích của mình.

3. Nhóm tính cách ESFJ trong công việc

ESFJ thích những công việc cho họ cơ hội được giúp đỡ mọi người

Với những tính cách đặc trưng của người quan tâm, các ESFJ thích những công việc cho họ cơ hội được giúp đỡ mọi người một cách thực tế và có thể quan sát được. Họ là người làm việc theo kế hoạch định sẵn, bởi vật họ cũng muốn áp dụng những kỹ năng là điểm mạnh của bản thân vào tổ chức, đồng thời xây dựng quy trình và phân công công việc rõ ràng. Một công việc được coi là lý tưởng với các ESFJ là công việc được chú ý bởi những quy trình và thông số kỹ thuật, đòi hỏi các ESFJ làm việc theo phương pháp cụ thể.

Các ESFJ thích làm việc trong một nhóm đông người, các thành viên trong nhóm phải có sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau. ESFJ cảm thấy bản thân là một người hữu ích và quan trọng, họ luôn thích thú với việc cổ vũ mọi người có những đóng góp để cải tiến công việc, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các nhóm mà ESFJ có thể phát huy hết khả năng của mình là nhóm cần có cấu trúc, có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng và mọi người cùng thống nhất làm theo một quy tắc chung. ESFJ có thể sẽ phản đối kịch liệt nếu có một ai muốn thử điều mới, thay vào đó, những công việc mang tính quy tắc có trình tự sẽ hợp với các ESFJ hơn.

Nếu trở thành một nhà lãnh đạo, ESFJ hoàn toàn có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, họ điều hành công việc một cách có tổ chức và trật tự. Nếu trở thành nhân viên của ESFJ, bạn phải tuân thủ lịch trình làm việc thật nghiêm túc, có như vậy mới đảm bảo được không có sự xung đột giữa bạn và một người lãnh đạo ESFJ. 

Không giống như phương pháp lãnh đạo độc tài, các ESFJ có thể thúc đẩy động lực cho nhân viên của mình bằng chính sự quan tâm chân thành của bản thân, họ luôn sẵn sàng cung cấp nguồn lực và có sự trợ giúp cần thiết miễn sao đem lại hiệu quả cho công việc.

3.1 Ưu điểm của nhóm tính cách ESFJ trong công việc

– Trung thành: ESFJ luôn coi trọng sự ổn định trong các mối quan hệ, họ có thể cố gắng hết sức để không làm ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại, điều này giúp họ dễ dàng trở thành nhân viên hoặc đối tác đáng tin cậy của tổ chức.

– Thích tìm kiếm các giải pháp: ESFJ đánh giá cao sự hài hòa và có thể làm hết sức để tránh những xung đột không đáng có xảy ra trong công việc. Kỹ năng làm việc nhóm của ESFJ được coi là tốt bẩm sinh, họ luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với đội nhóm của mình, cố gắng để mọi người đều nhận được điều mà họ mong muốn.

– Nhạy cảm và ấm áp: ESFJ luôn tìm kiếm sự hài hòa, bởi vậy họ có xu hướng quan tâm sâu sắc đến những cảm xúc của đồng nghiệp và cố gắng không làm tổn thương đến mọi người xung quanh.

– Coi trọng nhiệm vụ: Các ESFJ luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm với những phát sinh xảy ra, họ dành nhiều sự quan tâm đến nhiệm vụ và không né tránh vấn đề thuộc sự quản lý của họ. Có thể nói ESFJ là những người lao động chăm chỉ luôn đặt nhiệm vụ lên trên hết.

– Biết cách kết nối mọi người: Là những người thân thiện và có tính tập thể cao, các ESFJ ít gặp phải khó khăn trong việc kết nối mọi người ở một tập thể, đội nhóm hay một cuộc nói chuyện nhỏ.

– Làm tốt các vấn đề thực tế: Cho dù là công việc thường nhật nhàm chán, các ESFJ cũng không có ý định né tránh chúng. Họ luôn đảm bảo làm tốt các vấn đề thực tế.

3.2 Nhược điểm của nhóm tính cách ESFJ trong công việc

– Hay bị ám ảnh bởi địa vị xã hội của bản thân: Bởi vì là người luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm, các ESFJ cũng có nhu cầu lớn được mọi người xem là người quan trọng. Họ có thể làm tất cả để có thể nâng cao địa vị của bản thân.

– Khả năng ứng biến không linh hoạt: Là nhóm tính cách coi trọng những quy chuẩn đã được định sẵn, các ESFJ thường không linh hoạt với những vấn đề cần đến khả năng ứng biến.

– Đôi khi quá vị tha: Coi trọng sự hòa hợp và kết nối của mọi người, các ESFJ thường lo lắng và chăm sóc quá nhiều về những người khác. Đôi khi họ dễ dàng bỏ qua những sai lầm của đối phương khiến bản thân bị thiệt thòi.

3.3 Nhóm tính cách ESFJ phù hợp với công việc gì?

Với những nét tính cách đặc trưng của một Người quan tâm, ESFJ có thể phù hợp với những nghề nghiệp sau:

Khối ngành Sư phạm

– Cố vấn

Lãnh đạo quân dội

Y khoa: Chuyên viên thẩm mỹ, bác sĩ

– Hành chính nhân sự

– Nhân viên quan hệ công chúng

– Nhân viên kinh doanh

Kế toán/kiểm toán

Quản trị kinh doanh

Quản trị nhân lực

Quản trị văn phòng

Tin tức mới nhất