Chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Review chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng Đại học Xây dựng (NUCE): Cơ giới hóa xây dựng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Cơ giới hóa xây dựng của trường Đại học Xây Dựng là chuyên ngành không mấy quen thuộc với các bạn trẻ tuy nhiên nó đã có từ lâu và đào tạo ra những sinh viên ưu tú đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Vậy ngành cơ giới hóa xây dựng là gì? Bạn sẽ học được những gì ở đó? Tốt nghiệp ra trường làm gì? Hãy cùng tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngành Cơ giới hóa xây dựng là gì?
Đồng hành cùng sự phát triển của khoa học công nghệ là tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội, điều này thể hiện rất rõ nét qua sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công trình xây dựng trong các đô thị lớn. Đi kèm với số lượng các tòa nhà là yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và năng suất lao động của các công trình xây dựng. Chính vì vậy, sự tham gia của cơ giới hóa trong quá trình thi công xây dựng là cần thiết và quan trọng.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ thi công mới vào trong lĩnh vực xây dựng chính là cơ giới hóa xây dựng. Cơ giới hóa xây dựng là việc tổ chức, khai thác và lựa chọn các loại thiết bị và máy xây dựng, thiết bị xây dựng hỗ trợ hoặc thay thế sức lao động thủ công. Giúp đẩy nhanh quá trình thi công sản xuất, tạo ra một công trình có chất lượng cao.
2. Tìm hiểu chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng tại Đại học Xây dựng
Tại Đại học Xây Dựng, sinh viên chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí, trang bị cho sinh viên kiến thức bài bản gồm kiến thức cơ sở ngành, liên ngành và chuyên ngành. Trong đó, chuyên sâu đào tạo về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Thời gian đào tạo sẽ chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: 4 năm học (8 học kỳ) bạn sẽ lấy bằng cử nhân. Giai đoạn 2 từ 1-1,5 năm, sau khi hoàn thành bạn sẽ nhận được bằng kỹ sư mới, tương đương với trình độ thạc sĩ hiện nay. Cụ thể nội dung đào tạo như sau:
Theo học ngành này, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật; kiến thức về cơ học nhiệt, thủy lực,… những kiến thức nền tảng của ngành xây dựng, ngành cơ khí, kiến thức về kỹ thuật điện – điện tử,… Đồng thời sinh viên cũng được học những kiến thức về chính trị – khoa học xã hội, an ninh quốc phòng, pháp luật Việt Nam,…
Khoa Cơ khí thường xuyên tổ chức cho sinh viên ngành Cơ giới hóa xây dựng đi tham quan và thực tập thực tế tại những doanh nghiệp đối tác trong ngành như: Vinalift, Incosaf, Vạn Xuân, Hitachi, Komatsu, Licogi,… Đây là cơ hội tốt để sinh viên nắm bắt những kiến thức mới, tiếp cận với máy móc công nghệ hiện đại và có khả năng làm việc thực thế ngay khi ra trường tại.
Các hoạt động hỗ trợ học tập và học bổng vô cùng đa dạng như: học bổng của trường, của khoa, các cá nhân, các đơn bị đối tác,…; các khoa học ngoại ngữ miễn phí do các doanh nghiệp đối tác tài trợ; hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm như câu lạc bộ Robocon, sinh viên tình nguyện, thể thao, văn hóa của khoa và của trường.
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng Đại học Xây dựng
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2022 | 2021 | |
---|---|---|---|---|---|
Đại Học Xây Dựng Hà Nội | Cơ giới hóa xây dựng | Kỹ thuật cơ khí | 16 | 14 | 16 |
Ghi chú | Cơ giới hóa xây dựng |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên Cơ giới hóa xây dựng
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng trường Đại học Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm các vị trí:
+ Kỹ sư tổ chức, quản lý, giám sát và thực hiện thi công bằng cơ giới các công trình xây dựng, thi công lắp đặt máy và thiết bị trong các công trình công nghiệp và dân dụng
+ Kỹ sư thiết kế máy và tổ chức gia công chế tạo máy và thiết bị xây dựng, các loại kết cấu xây dựng
+ Kỹ sư quản lý, khai thác, sử dụng, sửa chữa, tư vấn và thực hiện các dự án mua sắm, kinh doanh máy và thiết bị
+ Kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, có khả năng vận dụng các kiến thức ngành kỹ thuật một cách sáng tạo
+ Được tuyển dụng sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, làm việc tại các công ty, tập đoàn hàng đầu về xây dựng, thiết bị máy móc xây dựng, và các lĩnh vực kỹ thuật khác.
+ Sinh viên chuyên ngành cơ giới hóa xây dựng có khả năng chuyển đổi đào tạo sang ngành Xây dựng, Kinh tế xây dựng, Quản lý dự án,… với cơ hội việc làm ở các đơn vị thi công cơ giới, đơn vị chế tạo máy và thiết bị xây dựng, cùng các cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực cơ giới hóa xây dựng
+ Những sinh viên có thành tích học tập tốt sẽ có cơ hội được nhà trường tuyển dụng làm cán bộ giảng dạy bộ môn cơ giới hóa xây dựng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng của trường Đại học Xây dựng. Hãy lựa chọn chuyên ngành này để làm phương tiện giúp bạn đến với thành công!
- Review trường Đại Học Xây Dựng (NUCE): Lịch sử bi tráng cùng chất lượng đào tạo vững vàng
- Kỹ thuật cơ khí - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Cơ khí động lực - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
- Kinh tế và quản lý bất động sản - Đại Học Xây Dựng Hà Nội