Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Review ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN (UET): Ra trường thì làm gì?

Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện cả trong đời sống và hoạt động sản xuất ngày càng cao, cùng với đó xu hướng chuyển dịch từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo ngày càng được quan tâm và phổ biến rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, đây sẽ là lợi thế về cơ hội việc làm cho sinh viên học chuyên  ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng. Hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu về Công nghệ năng lượng, cơ hội việc làm dành cho sinh viên học tập chuyên ngành Kỹ thuật năng lượng tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN.

Năng lượng tái tạo là gì?

1. Tổng quan về Công nghệ kỹ thuật năng lượng

Công nghệ kỹ thuật năng lượng còn có tên gọi khác là Năng lượng tái tạo. Đây là một ngành tập hợp truyền thống và thế mạnh của Khoa Công nghệ năng lượng với những xu hướng tất yếu của lĩnh vực năng lượng. Học về Công nghệ kỹ thuật năng lượng, người học có thể ứng dụng kiến thức vào công việc trong các lĩnh vực: Năng lượng gió; Năng lượng mặt trời; Năng lượng rác thải; Năng lượng sinh khối; Năng lượng từ khí sinh học.

Trước tình trạng nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc làm sao để nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối…) thay thế cho năng lượng truyền thống là rất cần thiết, đòi hỏi phải đất nước phải tập trung phát triển và xác định năng lượng tái tạo là một trong những  lĩnh vực chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế.

Phát triển năng lượng tái tạo (Nguồn: Internet)

2. Đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

Học Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, ngoài các kiến thức, kỹ năng chung trong trường (kiến thức tin học, kiến thức ngoại ngữ kỹ năng mềm), sinh viên còn học chuyên sâu về các lĩnh vực: Năng lượng mặt trời; Biến đổi và tích trữ năng lượng; và Quản lý an toàn năng lượng.

Đây là 1 chương trình đào tạo rất mới tại UET. Ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng  không chỉ học đòi hỏi kiến thức lý thuyết trên giảng đường, mà còn đòi hỏi sinh viên cần phải nắm được các kiến thức  thực hành thực tế.

Lợi thế về cơ hội thực hành thực tập khi học Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại UET:

Hiện nay, sinh viên trong khoa  Công nghệ kỹ thuật năng lượng sẽ được thực hành cơ sở ngành tại khoa, và có cơ hội được gửi sang thực tập các đơn vị đối tác ví như ĐH Điện lực. Đặc biệt, trong năm qua, Khoa Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại UET đã  ký kết hợp tác với công ty Cổ phần Năng lượng điện mặt trời quốc gia Việt Nam. Ở đó, các bạn sinh viên UET như 1 cán bộ trong doanh nghiệp, đây sẽ là cơ hội cho các bạn rèn luyện các kỹ năng trong doanh nghiệp, và học hỏi, tiếp cận kiến thức thực tế.

Công ty ký kết sẽ hỗ trợ cho tất cả sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại ĐH Công nghệ từ năm thứ 1 tới năm thứ 4, được sang thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Khẳng định thế mạnh của sinh viên UET về kiến thức và thực hành thực tế trong ngành so với các trường ĐH khác.

Tham khảo: Chương trình đào tạo chi tiết ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng của ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội Công nghệ kỹ thuật năng lượng Công nghệ kỹ thuật năng lượng 23.8202225.4
Ghi chú

Điểm thi TN THPT
Ngành Kỹ thuật năng lượng

Kỹ thuật năng lượng

TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Ngày 24/05/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 55: Ban hành phát triển ngành Năng lượng Việt Nam. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được hoạt động trong lĩnh vực Năng lượng mới, và tương lai sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty mở ra hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tại UET có thể làm việc tại:

  • – Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng, ngành điện: Cổ phần Năng lượng điện mặt trời quốc gia Việt Nam; Tập đoàn điện lực Việt Nam.
  • – Cán bộ công chức, kỹ sư quản lý tại cơ quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, điện.
  • – Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có các dự án về Năng lượng tái tạo, đặc biệt các dự án năng lượng tái tạo sạch đang được thực hiện tại Việt Nam…
  • – Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường Đại học.

Hy vọng qua bài viết, các bạn học sinh có cái nhìn mới về ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng, và có hướng đi thích hợp trong tương lai.

Tin tức mới nhất