Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 13, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Review ngành Công nghệ thông tin – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN (UET) – Ngành mũi nhọn của thời đại

Những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin vẫn luôn rất hot và là mục tiêu định hướng việc làm của nhiều phụ huynh và học sinh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố nào tạo nên sự ‘hot’ đó và có nên theo học Công nghệ thông tin tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN không nhé!

Ngành Công nghệ thông tin hướng tới toàn cầu hóa

1. Tổng quan ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin có tên gọi tắt là IT (Information Technology). CNTT phân ra làm 2 lĩnh vực khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. CNTT mang tới các thành quả nghiên cứu, phát minh hiện đại trong việc truyền tải thông tin, xử lý thông tin giúp con người tối ưu hóa hiệu quả công việc và thời gian trong việc kết nối, trong công việc quản lý, hay trong sản xuất.

2. Đào tạo Công nghệ thông tin tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET)

Đại học Công nghệ – ĐHQGHN thuộc TOP đầu trên cả nước về lĩnh vực đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin. Vào năm 1995, UET mới  thành lập riêng Khoa CNTT. Tuy nhiên, từ năm 1965 trường đã đào tạo CNTT thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Ở UET, CNTT được coi là một ngành mũi nhọn, được thành lập ra với sứ mệnh

  • – Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao
  • – Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến về Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
  • – Tiên phong tiếp cận các giá trị thời đại trong  khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiện nay, UET có 2 chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về CNTT là: Công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản theo hệ chất lượng cao (CLC), với đội ngũ cán bộ giảng viên có chuyên môn cao (94 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu: 01 giáo sư, 13 phó giáo sư và 60 tiến sĩ (bao gồm cả kiêm nhiệm)

Tổ hợp xét tuyển: 

  • – A00: Toán, Lý, Hóa
  • – A01: Toán, Anh, Lý

Khối lượng kiến thức đào tạo là 135 tín chỉ (Trong đó Khối kiến thức chung trong ĐHQG: 29 tín; Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: 18 tín chỉ, Khối kiến thức chung theo khối ngành: 9 tín chỉ; Khối kiến theo nhóm ngành: 22 tín chỉ, và Khối kiến thức ngành: 57 tín chỉ).

Tham khảo khung chương trình đào tạo tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại UET:

Từ năm 2013 tới nay, khoa thực hiện trên 50 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với sự tham gia của các cán bộ, giảng viên. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ được công bố trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Có trên 350 công trình khoa học bao gồm hơn 45 bài báo tạp chí ISI/Scopus, 43 bài Hội nghị quốc tế, 08 bài tạp chí trong nước và 20 bài tạp chí quốc tế. Hằng năm, khoa CNTT tại UET tổ chức nhiều Hội thảo khoa học mang tính quốc tế: VATA, KSE, QTNA. RIVF….

Hoạt động liên kết, hợp tác:

Khoa CNTT – trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN mở rộng liên kết với nhiều đối tác cả trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên khoa có cơ hội được tiếp cận, thực hành thực tiễn tại các cơ sở của đối tác. Năm 2015, UET đã thành lập Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và hợp tác doanh nghiệp (Center for Applied Research and Business Cooperation). Đây là cầu nối liên kết giữa Khoa CNTT của UET với các doanh nghiệp đối tác. Ví dụ: Toshiba, Samsung, Viettel R&D, NTT Data, Fsoft, SmartOSC…

Sinh viên UET thực tập thực hành tại phòng thí nghiệm

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin tại UET

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 27.8527.52325.529.1527.528.7528.75
Ghi chú

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

CNTT định hướng thị trường Nhật Bản

TN THPT

Định hướng thị trường Nhật Bản
TN THPT

định hướng thị trường nhật bản

4. Cơ hội việc làm 

Với khối kiến thức, kỹ năng được đào tạo, thực hành tại trường, sinh viên sau  khi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo CNTT ứng tuyển các vị trí sau:

  • – Công ty phần mềm (Viettel, FPT, VNPT, CNC,…): Kỹ sư lập trình, thiết kế và quản lý các dự án.
  • – Các công ty sản xuất phần cứng: Kỹ sư thiết kế, chế tạo, sửa chữa các linh kiện; Kỹ sư phát triển tại các nhà máy lớn (Samsung, LG,..)
  • – Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH trong và ngoài nước.

Hiện nay, CNTT đang là xu hướng phát triển toàn cầu, là cuộc chạy đua về khoa học, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Dù trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có sự góp mặt của CNTT: y tế, giáo dục, truyền thông,.. cho nên, cơ hội việc làm là vô cùng rộng mở. 

Các bạn học sinh lớp 12 hãy cân nhắc Ngành CNTT – ĐH Công nghệ- ĐHQGHN như là một lựa chọn trong nguyện vọng của mình nhé!

Tin tức mới nhất