Chuyên ngành Dược học - Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Review ngành Dược học Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU): Độ “hot” không tưởng từ một chuyên ngành mới
Dược học dù chỉ là một ngành mới được đưa vào đào tạo tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (PNTU) nhưng lại thu hút đông đảo học sinh đăng ký xét tuyển vào đại học và đẩy mức điểm chuẩn lên khá cao. Vậy tại sao ngành lại tạo nên sức nóng như vậy, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu
Ngành Dược học được Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức đưa vào tuyển sinh từ năm 2017 với định hướng chuyên ngành Dược lâm sàng và Quản lý – cung ứng thuốc. Sinh viên ngành Dược học được đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực dược bệnh viện để đáp ứng được những nhu cầu về nhân lực hướng dẫn sử dụng thuốc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Điểm chuẩn ngành Dược học có cao không?
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch | Dược học | Dược học | 25.45 | 25.45 | 26.35 | 26.15 |
Ghi chú | NN >= 10;DTB12 >= 9.6; | NN >= 7;DTB12 >= 8.8; | Điểm TN THPT | Điểm TN THPT |
3. Tìm hiểu ngành Dược học tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chi tiết về ngành Dược học tại ĐHYK Phạm Ngọc Thạch:
Tên ngành | Dược học |
Mã ngành | 7720201 |
Thời gian đào tạo | 5 năm |
Danh hiệu tốt nghiệp | Cử nhân |
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết hợp tác với nhiều trường đối tác uy tín nước ngoài như Khoa Dược – Đại học Grenoble-Alpes, Pháp để từng bước cập nhật, đổi mới, xây dựng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, đảm bảo về đầu ra.
Theo học khoa Dược tại PNTU, sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ sở ngành Dược như công nghệ nano, sinh học phân tử,… tiếp cận với nền y dược hiện đại, tiên tiến, hay các kiến thức về quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, phản ứng với thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc hiệu quả và an toàn,…
Đồng thời, sinh viên tiếp cận đầy đủ những kiến thức chuyên môn của ngành như điều trị, các bệnh gây ra do thuốc, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc dược lâm sàng,… để ứng dụng vào công việc thực tiễn, cụ thể là tư vấn thuốc cho người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc, đánh giá bệnh nhân, sản xuất và phân phối thuốc trong ngành dược,…
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên Dược
Sau khi tốt nghiệp, các em có thể đảm nhiệm những vị trí công việc tại các bộ phận quản lý dược, sản xuất, phân phối thuốc, hay trở thành Dược sĩ lâm sàng, nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc, kinh doanh dược phẩm,…
Ngoài ra, trường tiến hành hợp tác với nhiều cơ sở nghiên cứu, thực hành để kết hợp với chương trình đào tạo như Đại học Y dược TPHCM, Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic, Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, Viện y dược học dân tộc, Công ty Roussel-Việt Nam và một số đơn vị khác, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận nghiệp vụ thực tiễn, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt, nhân sự của ngành Dược luôn trong tình trạng khan hiếm, mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên Dược học. Thông qua bài viết, hy vọng các em đã có cái nhìn rõ hơn về ngành Dược học tại ngôi trường giảng dạy đầy uy tín là ĐHYK Phạm Ngọc Thạch để đưa ra quyết định sáng suốt nếu muốn theo đuổi ngành học hot này.