Chuyên ngành Giáo dục Mầm non - Đại Học Sư Phạm TPHCM
Review ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Học ra chỉ để “giữ trẻ”?
Với những người yêu thích trẻ nhỏ và có đam mê với nghề giáo, nghề ươm mầm những tài năng đất nước thì đã hẳn rất quen thuộc với ngành giáo dục mầm non. Ngành này đang là ngành học được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là các bạn nữ ưu tiên chọn để theo học. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành giáo dục mầm non tại trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Ngôi trường đào tạo ngành Sư phạm hàng đầu cả nước, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ngành Giáo dục Mầm non là gì?
Cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân chính là Giáo dục Mầm non. Mỗi đứa trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục lần đầu tiên chính là các lớp học mầm non, với những cô nuôi dạy trẻ nhẹ nhàng và yêu trẻ. Đây có thể coi là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự giáo dục trẻ từ nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất.
Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Ngành Giáo dục mầm non (Sư phạm Mầm non) là công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Phần lớn quáng thời gian một ngày của trẻ là tiếp xúc với giáo viên, vì vậy, đặc thù công việc của giáo viên Mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ, đòi hỏi giáo viên Mầm non khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt với các bạn nhỏ (hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện…).
2. Học ngành Giáo dục Mầm non tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào?
Mục tiêu đào tạo của Khoa giáo dục Mầm non trường HCMUE là đào tạo giáo viên Mầm non có trình độ cử nhân Sư phạm Giáo dục mầm non, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, hiểu và vận dụng các tri thức cơ bản của chăm sóc và giáo dục trẻ; Tổ chức hoạt động… Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường Mầm non, một số cơ sở giáo dục tương đương,… góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên còn có khả năng tiếp tục tham gia học tập ở bậc học cao hơn ở trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non hoặc các lĩnh vực liên quan (tùy vào yêu cầu của cơ sở đào tạo sau đại học).
Khi theo học ngành Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm TPHCM, bạn sẽ được học theo khung chương trình đào tạo như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG | |||
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin | 6 | Ngoại ngữ HP 1/2/3 |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 7 | Tin học căn bản |
3 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 8 | Giáo dục thể chất 1/2/3 |
4 | Pháp luật đại cương | 9 | Giáo dục Quốc phòng – Học phần I/II/III/IV |
5 | Tâm lý học đại cương | ||
II. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | |||
1 | Giáo dục học đại cương | 22 | Tổ chức hoạt động vui chơi |
2 | Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục | 23 | Lý luận dạy học mầm non |
3 | Mỹ thuật cơ bản | 24 | Phát triển chương trình giáo dục mầm non |
4 | Âm nhạc cơ bản | 25 | Phương pháp giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non |
5 | Múa cơ bản | 26 | Phương pháp khám phá khoa học và xã hội |
6 | Sinh lý đại cương và Sinh lý trẻ em | 27 | Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán |
7 | Toán cơ sở (mầm non) | 28 | Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non |
8 | Tiếng Việt (mầm non) | 29 | Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học |
9 | Văn học thiếu nhi (mầm non) | 30 | Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non |
10 | Mỹ thuật mầm non | 31 | Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non |
11 | Hướng dẫn vẽ theo chủ đề | 32 | Cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non |
12 | Âm nhạc mầm non | 33 | Đánh giá trong giáo dục mầm non |
13 | Múa mầm non | 34 | Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non |
14 | Dàn dựng chương trình ca,
múa, nhạc mầm non |
35 | Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu trong dạy học mầm non |
15 | Văn học dân gian (mầm non) | 36 | Đồ chơi trẻ em |
16 | Nhập môn nghề giáo viên (mầm non) | 37 | Giao tiếp sư phạm mầm non |
17 | Bệnh trẻ em và sơ cấp cứu | 38 | Các mô hình giáo dục mầm non trên thế giới |
18 | Dinh dưỡng trẻ em | 39 | Gia đình, cộng đồng và trẻ thơ |
19 | Vệ sinh trẻ em | 40 | Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông |
20 | Tâm lý học mầm non 1/2 | 41 | Giáo dục hòa nhập |
21 | Giáo dục học mầm non | ||
III. HỌC PHẦN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP | |||
1 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1 | ||
2 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 | ||
3 | Thực tập sư phạm | ||
IV. KHÓA LUẬN HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ |
Tốt nghiệp ngành Giáo dục Mầm non, người học sẽ:
– Có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ mầm non như: vệ sinh cho trẻ và vệ sinh môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ, tổ chức chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, phát hiện và xử lý sơ cứu một số vấn đề về sức khỏe, phòng chống bệnh cho trẻ…
– Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ như: hoạt động lễ hội, hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động giáo dục thể chất…
– Có khả năng tổ chức quản lý giáo dục mầm non.
Bên cạnh những hoạt động do đoàn trường tổ chức, đoàn Khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm TPHCM còn tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích, phù hợp với đặc thù ngành học mầm non cho đoàn viên – sinh viên của Khoa trong những ngày lễ lớn như: 8/3, 20/11. Đặc biệt “hội thi nghiệp vụ sư phạm” là một trong những hoạt động lớn thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của tất cả sinh trong khoa. Hội thi được đánh giá là một hoạt động bổ ích, phù hợp với đặc trưng của Ngành học mầm non. Hội thi còn là dịp để tất cả sinh viên của Khoa được học hỏi, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ngành nghề của mình khi ra trường.
3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Mầm non tại trường Đại học Sư phạm TPHCM
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Sư Phạm TPHCM | Giáo dục Mầm non | Giáo dục Mầm non | 24.24 | 24.21 | 24.48 | 20.03 | 22.05 |
Ghi chú | Học bạ | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Giáo dục Mầm non
Hiện nay, ngoài các cơ sở Giáo dục Mầm non công lập còn có rất nhiều cơ sở Mầm non tư nhân được mở. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Giáo dục Mầm non rất rộng mở, nhiều ý kiến cho rằng, học Giáo dục Mầm non chỉ để “trông trẻ”, nhưng thực tế, các công việc sau khi học ngành này rất đa dạng. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn những công việc sau:
– Làm việc tại trường công lập hay đăng ký làm việc ở trường tư thục.
– Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
– Làm Cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước.
– Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục.
– Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
Có thể thấy việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp với bản thân là khá quan trọng. Mong rằng qua bài viết trên các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể quyết định sáng suốt và phù hợp khi lựa chọn cho bản thân hoặc con em mình nơi để gửi gắm và ươm mầm các tài năng trẻ cho đất nước sau này.