Chuyên ngành Kiến trúc công nghệ - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Review chuyên ngành Kiến trúc công nghệ Đại học Xây Dựng (NUCE): Kiến trúc công nghệ là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Bạn có năng khiếu và niềm đam mê kiến trúc? Bạn thích khám phá những điều mới mẻ về công nghệ và kỹ thuật số? Bạn luôn năng động và hòa nhập trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0? Bạn muốn trở thành một Kiến trúc sư thành đạt? Lần đầu tiên tại Việt Nam chuyên ngành Kiến trúc công nghệ Đại học Xây Dựng là lựa chọn cho mơ ước tương lai của bạn.
Mục lục
1. Tìm hiểu về chuyên ngành Kiến trúc công nghệ
Kiến trúc kỹ thuật hiểu đơn giản là việc bố trí, thiết kế, sắp đặt không gian bao gồm hệ thống chiếu sáng, kết cấu, hệ thống thông gió, hệ thống cấp thoát nước,… Để đạt mục tiêu tạo nên không gian sống và làm việc đẹp, tiện ích, đủ công năng, thuận tiện và thoải mái. Chuyên ngành này có sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật, nghệ thuật và kỹ thuật công nghệ.
Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị kiến thức về lịch sử kiến trúc của Việt Nam và thế giới, cơ sở của kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, kiến trúc nội thất ngoại thất,… Bên cạnh đó là các kỹ năng sử dụng các ứng dụng trên máy tính như Autocad, 3D Studio Max, Sketchup, Revit,…
2. Chuyên ngành Kiến trúc công nghệ của Đại học Xây dựng có gì?
Chuyên ngành Kiến trúc công nghệ là lựa chọn đúng đắn cho các kiến trúc sư tương lai. Chuyên ngành Kiến trúc công nghệ của Đại học Xây dựng có mô hình và chương trình đào tạo tiên tiến theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra quốc tế bao gồm: Các modul về thiết kế kiến trúc, các module về công nghệ vật liệu và kết cấu; các modul về đồ họa – diễn họa CAD, Photoshop, BIM, VR, các module về kỹ năng nghề nghiệp; hệ thống đồ án tích hợp gắn với thực tế hành nghề; các kỹ năng về lãnh đạo, quản lý, khởi nghiệp.
Nội dung đào tạo của chuyên ngành:
Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng như: kiến thức rộng và chuyên sâu về công nghệ kiến trúc; kiến thức về công nghệ thông tin, thiết kế và đồ họa truyền thông, thiết kế mỹ thuật; kiến thức về các quy định hành nghề trong nước và quốc tế; kiến thức lập kế hoạch, giám sát và tổ chức quá trình xây dựng và thiết kế công trình;giải quyết các vấn đề về kiến trúc liên quan đến kỹ thuật và công nghệ; đánh giá chất lượng sau khi hoàn thành công việc; khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế triển khai ý tưởng để về kiến trúc công nghệ;… và các kỹ năng mềm như thuyết trình, phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm,…
Điểm đặc biệt tại Đại học Xây dựng là các chương trình tham quan thực tập và gắn với thực tế nghề nghiệp như tham quan xuyên việt, thực tập tại công trình xây dựng, thực tập tại các công ty thiết kế hay quản lý; tham quan thực tập hay trao đổi sinh viên tại nước ngoài. Đây là cơ hội rất tốt để các bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế, tiếp cận với những công nghệ kiến trúc tiên tiến nhất.
Ngoài ra bạn còn có cơ hội nhận được các học bổng như: hỗ trợ miễn giảm học phí tiếng Anh, đồ họa nâng cao tại các đơn vị đối tác của trường; học bổng trao đổi sinh viên tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Canada, Italia trong 1 học kỳ; khóa học ngắn hạn tại Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia trong 1-2 tuần.
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kiến trúc kỹ thuật Đại học Xây Dựng
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 |
---|---|---|---|---|---|
Đại Học Xây Dựng Hà Nội | Kiến trúc công nghệ | Kiến trúc | 20.64 | 20 | 22.25 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT; CN: Kiến trúc công nghệ | TN THPT | Điểm thi TN THPT (ngành Kiến trúc công nghệ) |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kiến trúc kỹ thuật
Là một ngành mới với nhu cầu nhân lực rộng mở, sinh viên Kiến trúc Công nghệ có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đáp ứng ngay nguồn nhân lực kiến trúc sư hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và triển khai thiết kế công trình.
Ngoài ra, bạn có thể làm trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí: kiến trúc sư thiết kế kỹ thuật kiến trúc; kết nội và định hướng cho các phần kỹ thuật; giám sát thi công công trình xây dựng; thiết kế và liên kết kỹ thuật số cho các công trình và dự án; thẩm định và kiểm tra hồ sơ thiết kế công trình,… và các công việc thiết kế và quản lý khác.
Một hướng đi nữa là bạn có thể tham gia nghiên cứu về Kiến trúc công nghệ tại các viện nghiên cứu, phòng nghiên cứu của nhà nước và tư nhân. Nếu thích công việc giảng dạy cũng có thể giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp liên quan đến Kiến trúc nữa nhé.
Theo thống kê, mức lương của ngành Kiến trúc kỹ thuật tại doanh nghiệp Việt Nam là 12 triệu đồng/ tháng, ở doanh nghiệp nước ngoài có thể lên đến 3.600 $/ tháng. Nếu bạn đam mê Kiến trúc và muốn có tương lai rộng mở thì hãy chọn ngành này nhé!