Chuyên ngành Kinh tế quốc tế - Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Review ngành Kinh tế quốc tế Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Ngành hot có phải là một lựa chọn thông minh?
Kinh tế quốc tế luôn là một ngành đào tạo hot tại các trường đại học thuộc khối Kinh tế, tuy nhiên dấn thân vào một ngành hot cũng mang lại sức cạnh tranh không nhỏ với các em. Vậy Kinh tế quốc tế là thực sự là một lựa chọn tốt, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Mục lục
1. Ngành Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế nghiên cứu các khía cạnh của kinh tế học, sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia, hay các hoạt động giao dịch, trao đổi hành hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
Ngành Kinh tế quốc tế được Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (UEB) đưa vào đào tạo từ năm 2004, là chương trình đào tạo lâu đời nhất tại trường, được kiểm định và đạt chuẩn AUN. Ngành Kinh tế quốc tế tại UEB với bề dày lịch sử và vô số thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học chắc chắn sẽ là một sự bảo chứng về chất lượng đào tạo cho các tân sinh viên theo đuổi ngành học này.
2. Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội | Kinh tế quốc tế | Kinh tế | 35.7 | 110 | 35.33 | 112 | 36.53 |
Ghi chú | Điểm môn Toán: 8.6; Tốt nghiệp THPT | Tiêu chí phụ: Môn toán: 8.4 trở lên, NV1 | DGNLQGHN | Điểm thi TN THPT ( thang điểm 40 – với toán 8 từ NV1) – CTĐT CLC |
3. Lựa chọn Kinh tế quốc tế, chúng mình học những gì đây?
Thông tin chung về ngành Kinh tế quốc tế:
Tên ngành | Kinh tế quốc tế |
Tên tiếng Anh | International Economics |
Mã ngành | QHE43 |
Thời gian đào tạo | 4 năm |
Danh hiệu tốt nghiệp | Cử nhân |
Chương trình đào tạo chất lượng cao Kinh tế quốc tế gồm 150 tín chỉ (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kĩ năng bổ trợ). Trong đó: Khối kiến thức chung chiếm 32 tín chỉ, Kiến thức theo lĩnh vực (10 tín chỉ), Kiến thức theo khối ngành (18 tín chỉ), Kiến thức theo nhóm ngành (22 tín chỉ), và Kiến thức ngành (68 tín chỉ).
Xuyên suốt chương trình học, sinh viên được giảng dạy những kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế, các vấn đề về chính sách trong thương mại, từ đó vận dụng kiến thức để giải thích, đưa ra giải pháp về chính sách thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu,… Ngoài ra, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về giao dịch, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đàm phán, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế,… để thông thạo các nghiệp vụ, phục vụ cho công việc tương lai cũng như tham gia nghiên cứu.
Ngoài ra, để cạnh tranh được trong môi trường làm việc đa văn hóa hiện nay, sinh viên cần tự trau dồi những kỹ năng mềm, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học trên giảng đường, thành thạo khả năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp,…
Đối với Sinh viên Kinh tế quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, sinh viên còn được tham gia những hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi, chia sẻ với các đối tác, tổ chức nước ngoài để làm quen với môi trường kinh doanh quốc tế. Ví dụ, hàng năm sinh viên được tham gia từ 2-3 đợt thực tế tại các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam như Toyota, Honda, Samsung Việt Nam,… Hay năm 2019, sinh viên được tham gia chuyến đi thực tế tới xứ sở “Chùa Vàng” để lắng nghe những trao đổi của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan về thương mại, đầu tư, trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế, trụ sở Liên Hiệp Quốc,…
4. Học Kinh tế quốc tế khi ra trường thì làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Kinh tế quốc tế có thể định hướng làm việc tại:
– Các bộ, ban, ngành, cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục xúc tiến thương mại,…
– Cơ quan, tổ chức về đầu tư nước ngoài; công ty xuất nhập khẩu, logistics,…; tham gia dự án của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… hoặc các tổ chức phi chính phủ khác.
– Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục về lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể định hướng học tập, trao đổi với các trường đại học nổi tiếng quốc tế như Đại học Quốc gia Yokohama, Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Troy, Đại học Portland State (Hoa Kỳ), Đại học Regensburg (Đức),…
Hẳn các em đã có cái nhìn rõ hơn về ngành Kinh tế quốc tế do UEB giảng dạy qua bài viết “Review ngành Kinh tế quốc tế Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Ngành hot có phải là một lựa chọn thông minh?”. Rõ ràng, đây là một ngành học rất hot hiện nay, nhưng môi trường làm việc cũng vô cùng cạnh tranh, nên các em cần chuẩn bị sẵn tâm thế không ngừng học tập, trau dồi kiến thức nếu muốn theo đuổi ngành học này nhé!